Hiện tượng La Nina sẽ làm mùa đông đến sớm và lạnh hơn

Chia sẻ

Dự báo, do ảnh hưởng của La Nina nên mùa Đông năm nay sẽ đến sớm và nhiệt độ thấp hơn trung bình nhiều năm, mưa gió cuối năm nhiều hơn.

Dự báo mùa đông năm nay đến sớm và lạnh hơn.Dự báo mùa đông năm nay đến sớm và lạnh hơn.

Theo ông Nguyễn Đức Hòa, Phó trưởng phòng Dự báo Khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện tại, ENSO đang chuyển dần sang trạng thái La Nina với chuẩn sai nhiệt độ mặt nước biển khu vực NINO3.4 thấp hơn so với trung bình 1 độ C trong tuần giữa tháng 9/2020, giảm 0,3 độ C so với tuần đầu tháng 9/2020.

Dự báo, nhiệt độ mặt nước biển tại khu vực trung tâm Thái Bình Dương (khu vực NINO3.4) tiếp tục lạnh hơn và có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina vào các tháng cuối năm 2020 và đầu năm 2021 với xác suất xảy ra khoảng 65 - 75%, nhưng có cường độ yếu và ít có khả năng kéo dài.

“Dưới tác động của hiện tượng La Nina, thời tiết ở các khu vực của nước ta sẽ có những diễn biến khá phức tạp, có thể khái quát một số đặc trưng chính về tác động của La Nina đến thời tiết nước ta như sau: Thông thường, trong các năm La Nina, không khí lạnh có xu hướng hoạt động sớm, nhiệt độ trung bình ở mức xấp xỉ hoặc thấp hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN). Bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền nhiều hơn so với bình thường và mùa bão thường kéo dài về những tháng cuối năm. Mưa có xu hướng gia tăng hơn so với TBNN ở khu vực Miền Trung và phía Nam, đáng lưu ý khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ trong thời kỳ mùa khô khi chịu tác động của La Nina thường xuất hiện nhiều mưa trái mùa hơn”, ông Nguyễn Đức Hòa cho biết.

Cũng theo chuyên gia này, dự báo từ tháng 10 cho tới hết năm 2020, trên khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện khoảng 5 - 7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có khoảng 3 - 4 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và phía Nam. Trong tháng đầu năm 2021 vẫn có khả năng xuất hiện xoáy thấp nhiệt đới trên khu vực phía Nam Biển Đông và có thể ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Chuyên gia khí tượng cảnh báo cần đề phòng các đợt mưa lớn, đặc biệt lớn dồn dập và kéo dài ở khu vực Trung Bộ, đặc biệt khu vực Trung và Nam Trung Bộ trong các tháng 10 và tháng 11/2020. 

Trong những tháng mùa khô 2020 - 2021, tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ nhiều khả năng xuất hiện các đợt mưa trái mùa.

Nói về tác động của La Nina đến nền nhiệt của mùa đông nước ta, ông Hòa cho hay, trên phạm vi toàn quốc, nhiệt độ trung bình phân bố không đồng đều trong các tháng. Cụ thể, trong các tháng 10/2020 và từ tháng 1 đến tháng 3/2021 phổ biến ở mức xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ. Riêng tháng 11 và tháng 12/2020, nhiệt độ toàn quốc phổ biến thấp hơn so với TBNN cùng thời kỳ từ 0,5 - 1 độ C.

“Không khí lạnh có khả năng ảnh hưởng sớm, nền nhiệt trung bình mùa Đông năm 2020 - 2021 có xu hướng thấp hơn so với mùa Đông năm 2019 - 2020”, ông Hòa cho hay.

Tuy nhiên, theo đại diện Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, những diễn biến thời tiết nguy hiểm và những giá trị kỷ lục không thể dự báo trong thời đoạn quá xa vì mức độ dự báo hạn dài sai số rất lớn, xét về dự báo xu thế cũng chỉ đạt mức độ chính xác khoảng 65 - 70% đối với dự báo tháng, và khoảng 60 - 65% đối với dự báo mùa đến 6 tháng. Dự báo mùa thường mang tính định hướng chung cho cả mùa, còn cụ thể hơn có thể và chi tiết hơn là dự báo trước 10 ngày.

Do vậy những hiện tượng thời tiết bất thường như rét đậm - rét hại, nhiệt độ thấp nhất chỉ dự báo trước được trong khoảng 10 ngày, còn dự báo, cảnh báo tuyết cũng chỉ có thể cảnh báo trước được khoảng 1-3 ngày. Do đó, người dân cần thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo để có thông tin cụ thể.

Theo baotintuc.vn

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội nghị Trung ương 12 khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Trung ương 12 khóa XIII

(PNTĐ) - Hội nghị Trung ương 12 chính thức khai mạc sáng nay (18/7) tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị diễn ra trong không khí cả nước đang tràn đầy phấn khởi, thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của dân tộc và quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; các mục tiêu của Đại hội lần thứ XIII, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
 Hà Nội xác định Văn kiện Đại hội phải đáp ứng được yêu cầu, các nhiệm vụ, chỉ tiêu và giải pháp sát thực tiễn

Hà Nội xác định Văn kiện Đại hội phải đáp ứng được yêu cầu, các nhiệm vụ, chỉ tiêu và giải pháp sát thực tiễn

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội xác định văn kiện không chỉ để dùng trong hệ thống chính trị và các cơ quan Đảng, mà phải mang hơi thở của cuộc sống, của thực tiễn, thể hiện được nguyện vọng, mong muốn của người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, văn kiện phải đảm bảo khi người dân, doanh nghiệp... nhìn vào, thấy mình phải làm gì, được thụ hưởng gì; thấy được thành phố trong tương lai gần cũng như định hướng cho 10 năm, 20 năm tới ra sao... Trên cơ sở đó, văn kiện tạo ra nguồn động lực, có ý nghĩa hiệu triệu, truyền cảm hứng cho người dân, cho xã hội để đồng hành cùng thành phố trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô.
Thu hút nhân tài để phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thu hút nhân tài để phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

(PNTĐ) - Sáng 17/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Phản biện xã hội đối với dự thảo nghị quyết của HĐND Thành phố “quy định chi tiết một số chính sách đặc thù phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo” và dự thảo nghị quyết “quy định cơ chế, chính sách về đầu tư, hỗ trợ phát triển hệ sinh sinh thái đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo của thành phố Hà Nội”. Đồng chí Nguyễn Lan Hương – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố và đồng chí Phạm Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố chủ trì hội nghị.