Thúc đẩy tiến trình thực hiện bình đẳng giới một cách thực chất ở Việt Nam

Chia sẻ

"Đó là mong muốn của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam gửi tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan chủ trì soạn thảo Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 -2030.", đồng chí Bùi Thị Hòa - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam chia sẻ

Đồng chí Bùi Thị Hòa - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu khai mạcĐồng chí Bùi Thị Hòa - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu khai mạc

Sáng ngày 25/9/2020, tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (20 Thụy Khuê, Hà Nội), Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức Hội nghị phản biện xã hội dự thảo Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 – 2030.

Dự và chủ trì hội nghị có các đồng chí: Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội; Ngô Sách Thực- Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Bùi Thị Hòa - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cùng hơn 50 đại biểu đến từ các bộ, ngành trung ương, các cơ quan, tổ chức, viện nghiên cứu, các chuyên gia, các nhà khoa học về giới 

Phát biểu khai mạc đồng chí  Bùi Thị Hoà - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết: Trong 10 năm qua, việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới được triển khai khá đồng bộ, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân về bình đẳng giới. Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách từng bước được hoàn thiện theo hướng đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới. Kết quả thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới trong các lĩnh vực đã có những tiến bộ rõ nét. Lần đầu tiên phụ nữ tham gia một số vị trí quan trọng trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước và các cơ quan lập pháp. Phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn vào các hoạt động kinh tế, mang lại thu nhập cao hơn. Điều này góp phần quan trọng giúp Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế vào loại cao nhất thế giới trong thập kỷ qua, bất chấp những biến động kinh tế - chính trị của khu vực và thế giới. 

Việt Nam thuộc nhóm dẫn dầu trong số 5 nhóm gồm 166 nước trên thế giới, xếp thứ 68/162 quốc gia về chỉ số phát triển thế giới. Đặc biệt, Việt Nam nhằm trong nhóm 1/3 các nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội. Những nỗ lực của Việt Nam trong thực hiện bình đẳng giới được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. 

Toàn cảnh hội nghịToàn cảnh hội nghị

Tuy nhiên, báo cáo của Chính phủ đánh giá sau 10 năm thực hiện, trong tổng số 22 chỉ tiêu đề ra, có 13 chỉ tiêu dự kiến đạt và vượt (chiếm 59%), còn lại 9 chỉ tiêu chưa đạt hoặc không thống kê được (chiếm 41%), tập trung vào những chỉ tiêu về chính trị, kinh tế, công việc gia đình, đặc biệt là không đạt được chỉ tiêu nào về tỷ lệ phụ nữ tham chính

Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 cho thấy hơn 1/3 phụ nữ ở Việt Nam có thái độ ủng hộ nam giới là người đưa ra quyết định và là chủ hộ gia đình và có đến 51,8% phụ nữ được phỏng vấn tin rằng người đàn ông đánh vợ là có lý do. Những con số này gợi ý rằng định kiến giới ở Việt Nam vẫn còn nặng nề, đặc biệt là về khuôn mẫu giới trong xã hội. Định kiến giới đã tạo ra một “tấm trần vô hình” ngăn cản phụ nữ có được những lựa chọn tốt hơn trong sự nghiệp và đời sống, nhưng cũng đè nặng lên vai nam giới những “trách nhiệm nam tính”, đôi khi là tiêu cực.

Thay đổi định kiến giới được xác định là một trong những vấn đề cần tập trung giải quyết tại Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 – 2030 (Chiến lược) do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang chủ trì soạn thảo.

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội dự thảo Chiến lược nhằm cung cấp thêm bằng chứng về các vấn đề bình đẳng giới cần tập trung giai đoạn tới, từ đó, đề xuất thay đổi, bổ sung các mục tiêu, chỉ tiêu bình đẳng giới phù hợp

Tại hội nghị, đồng chí Bùi Thị Hoà -Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cũng đã  nêu ra 6 nhóm vấn đề cần tập trung thảo luận, xin ý kiến tại hội nghị, gồm:

Một là, Cách tiếp cận và quan điểm xây dựng Chiến lược

Hai là, Định kiến giới và nhận thức về bình đẳng giới

Ba là, bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

Bốn là, Bình đẳng giới trong lao động, việc làm và vấn đề về khoảng cách tiền lương bình quân

Năm là, Bình đẳng giới trong đời sống gia đình và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Sau là, Tính khả thi và khả năng đo lường các mục tiêu, chỉ tiêu.

"Sau hội nghị, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam  sẽ chuẩn bị ý kiến bằng văn bản gửi sang Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - là cơ quan chủ trì soạn thảo Chiến lược với mong muốn thúc đẩy tiến trình thực hiện bình đẳng giới một cách thực chất ở Việt Nam nói riêng và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững nói chung mà Việt Nam đã cam kết", đồng chí Bùi Thị Hòa khẳng định.

THANH THANH

Tin cùng chuyên mục

Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

(PNTĐ) - Phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã chung sức, đồng lòng, cùng với cả nước, tích cực chủ động tham gia phục vụ chiến trường với tất cả tinh thần, sức lực, trí tuệ và của cải, tất cả cho chiến thắng.
Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.