Siêu bão Goni: Philippines hứng chịu cơn bão tàn khốc nhất trong năm

Chia sẻ

Siêu bão Goni, cơn bão mạnh nhất châu Á trong năm nay, đã đổ bộ vào Philippines với sức gió duy trì tối đa là 225km/h.

Cơ quan thời tiết Philippines cho biết cơn bão đã đổ bộ vào đảo Catanduanes lúc 04:50 giờ địa phương. Sau đó, cơn bão đã “tấn công” Luzon, nơi có thủ đô Manila. Siêu bão đổ bộ đã khiến gần một triệu người đã phải sơ tán khỏi nhà.

Cơ quan Quản lý Dịch vụ Khí quyển, Địa vật lý và Thiên văn Philippines (Pagasa) trong một bản tin của mình, đã cảnh báo về lũ lụt (bao gồm cả lũ quét), lở đất do mưa và dòng chảy đầy trầm tích ở các khu vực của Luzon, cũng như các đảo của Visayas và Mindanao.

Bản tin này cho biết: "Trong vòng 12 giờ tới, những cơn gió dữ dội thảm khốc cùng lượng mưa cực lớn sẽ kéo tới". Bão Goni đang tiếp tục di chuyển về phía Tây với vận tốc 25km/h, dự kiến sẽ đi qua Luzon ở phía nam Manila và sẽ đi vào Biển Đông chiều ngày 1/11.

Goni - được biết đến với tên gọi Rolly ở Philippines - là cơn bão mạnh nhất từng đổ bộ vào Philippines kể từ cơn bão Haiyan đã làm hơn 6.000 người thiệt mạng năm 2013.

Siêu bão Goni quét qua Philippines với sức gió lên tới 225km/h.Siêu bão Goni quét qua Philippines với sức gió lên tới 225km/h.

Việc chuẩn bị đối phó với siêu bão tại Philippines gặp nhiều khó khăn do Covid-19. Philippines đã ghi nhận 380.739 ca nhiễm SARS-CoV-2 và 7.221 trường hợp đã tử vong.

Thượng nghị sĩ Christopher Go, trợ lý hàng đầu của Tổng thống Rodrigo Duterte, phát biểu trong một cuộc họp báo trực tuyến: "Chúng ta đang gặp khó khăn với Covid-19, giờ đây lại xảy ra một thảm họa nữa”.

Cảnh sát trưởng Ricardo Jalad cho biết, gần một triệu người dân sinh sống tại vùng Bicol phía đông Luzon đã phải đi sơ tán. Ông này cũng cho biết, có khoảng 1.000 bệnh nhân nhiễm virus corona ở Manila và tỉnh Bulacan gần đó hiện đang phải sống trong các lều cách ly lớn có thể được chuyển đến các khách sạn và bệnh viện.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Việt Nam cho biết, lúc 13 giờ ngày 1.11, tâm bão Goni ở khoảng 13,5 độ vĩ bắc và 122,1 độ kinh đông, trên khu vực miền Trung Philippines. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, tương đương tốc độ gió từ 150 - 165 km/giờ, giật cấp 17. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 20 - 25 km và đi vào Biển Đông.

Người dân được khuyến cáo chuẩn bị tinh thần cho nguy cơ sẽ xảy ra lũ lụt và sạt lở đất trên diện rộng do mưa lớn và gió mạnh.

Mark Timbal, thuộc Hội đồng Quản lý và Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai Quốc gia, cho hay: ''Chúng tôi đang theo dõi núi lửa Mayon và Taal để tiên liệu các dòng bùn núi lửa (một dạng địa hình được hình thành bởi sự phun trào của bùn hoặc bột nhão, nước và khí gas.) có thể xảy ra".

Các cảng và sân bay đều đã bị đóng cửa, trường học, những phòng tập thể dục và trung tâm sơ tán do chính phủ điều hành đang được sử dụng làm nơi trú ẩn khẩn cấp. Theo phát ngôn viên lực lượng dân phòng khu vực Bicol, Alexis Naz, "Việc sơ tán người dân gặp nhiều khó khăn hơn do Covid-19".

Đến 13 giờ ngày 2.11, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 560 km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, tương đương sức gió từ 90 - 100 km/giờ, giật cấp 13.

Các hàng hóa cứu trợ, máy móc hạng nặng cùng thiết bị bảo hộ cá nhân đã được chuyển đến những khu vực cần thiết, nhưng đại dịch đã khiến nguồn ngân sách có thể sử dụng cho các trường hợp khẩn cấp hoặc thiên tai cạn kiệt.

Philippines phải hứng chịu trung bình khoảng 20 cơn bão mỗi năm. Khoảng 22 người đã thiệt mạng hồi tuần trước do bão Molave đổ bộ vào chính tại khu vực hiện đang chuẩn bị đối phó với bão Goni.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

(PNTĐ) - Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế của Việt Nam.
Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

(PNTĐ) - Để công chúng hiểu rõ hơn về ASEAN, các cơ quan báo chí Việt Nam cần có những tác phẩm báo chí phân tích, nhận định chuyên sâu hơn về các cơ hội cũng như thách thức và thành tựu mà khối ASEAN đã đạt được. Đặc biệt là trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều biến động.