Tăng cường ứng dụng KHCN trong cảnh báo bão, lũ

Chia sẻ

Từ đầu tháng 10 đến nay, tình hình mưa lũ ở các tỉnh miền Trung diễn biến hết sức phức tạp, làm hàng trăm người chết, mất tích, khoảng 112.000 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi, ngập và hư hỏng… Thực tế trên đặt ra vấn đề cấp bách phải làm sao để có giải pháp bền vững phòng, chống và hạn chế tác hại của bão, lũ.

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh nêu ý kiếnĐại biểu Trần Thị Quốc Khánh nêu ý kiến

Tại phiên họp Quốc hội ngày 2/11, liên quan đến vấn đề phòng chống thiên tai, đại biểu Trần Thị Khánh (đoàn Hà Nội) cho biết: Trên báo chí, dư luận có nhắc đến nguyên nhân lũ quét, sạt lở gây hậu quả nghiêm trọng là do diện tích rừng thu hẹp và thuỷ điện xả lũ. “Tại sao những thuỷ điện lớn không có vấn đề gì, nhưng các thuỷ điện nhỏ và vừa lại góp phần gây lũ lụt nhiều? Rõ ràng ở đây có vấn đề về tàn phá môi trường, sạt lở đất” - đại biểu Khánh bày tỏ băn khoăn.

Là đại biểu Quốc hội của tỉnh Quảng Nam - địa phương thiệt hại nặng nề nhất trong bão số 9, đại biểu Phan Thái Bình chỉ rõ: Việc xây quá nhiều hồ đập, thủy điện nhỏ và vừa, cả một khối lượng nước khổng lồ đặt trên đầu nguồn như vậy, nguy hiểm vô cùng.

“Riêng Quảng Nam bây giờ hơn hồ 40 thủy điện nhỏ và vừa. Mùa hạ cũng lo ngay ngáy vì thiếu nước, mà thiếu nước thì không sản xuất điện được, không thu được đồng nào. Còn mùa mưa thì bất an, nước tràn về bạt ngàn không biết xả đi đâu, thế nên luôn mông lung trong những mối nguy cơ” – đại biểu Phan Thái Bình chia sẻ.

Nhìn lại đợt bão lũ vừa qua ở các tỉnh miền Trung, đại biểu Trần Thị Khánh cho rằng: Các nhà khoa học, chuyên gia cần phải nghiên cứu, đánh giá thật kỹ tác động của việc xây dựng các thủy điện, hồ đập tới tự nhiên, thổ nhưỡng, diện tích rừng, đánh giá cả những tác động thế nào từ việc xây dựng quá nhiều thủy điện nhỏ ở đầu nguồn tới vấn đề sạt lở đất thời gian qua.

Từ thực tiễn thời gian qua là sạt lở đất diễn ra rất phức tạp và không theo quy luật. Những chỗ sạt lở đất lớn vừa rồi, kể cả ở Trạm kiểm lâm 67, Đoàn kinh tế 337 hay mới nhất ở Nam Trà My là những chỗ ổn định lâu dài, không có trong cảnh báo, Thứ trưởng Nguyến Hoàng Hiệp cho rằng: Chúng ta cũng cần cần ứng dụng khoa học công nghệ nhiều hơn nữa trong cảnh báo, chỉ có đưa khoa học công nghệ vào thì cảnh báo mới tốt và nhanh được.

Đề xuất loại bỏ 472 quy hoạch thủy điện nhỏ

“Trong thời gian tới, để giảm thiểu các nguy cơ này, Bộ TN&MT, Bộ Công Thương và các bộ có liên quan đã tham mưu cho Chính phủ loại bỏ 472 quy hoạch thủy điện nhỏ ra khỏi quy hoạch và 213 điểm tiềm năng có thể xây dựng thủy điện cũng cần được xem xét hết sức kỹ lưỡng, chặt chẽ để đảm bảo phát triển kinh tế xã hội địa phương, đặc biệt là khu vực miền núi, bảo đảm bền vững, tránh được những rủi ro thiên tai như trong thời gian vừa qua” - Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành cho hay.

Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành, hiện nay chúng ta có hơn 10 tỉnh nguy cơ thiên tai cao có bản đồ về lũ ống, lũ quét, sạt lở đất nhưng tỉ lệ không cao, khoảng 1/50.000, 1/20.000, nên trong bản đồ này xã chỉ là một chấm nhỏ, nếu triển khai theo bản đồ này để cảnh báo thực tế thì chúng ta một lúc phải di chuyển vài xã, điều này không thể làm nổi. Muốn triển khai được chỉ đạo trong thực tế thì cần tối thiểu là bản đồ tỉ lệ 1/10.000, 1/5.000 và để xây dựng các điểm cụ thể thì cần bản đồ 1/500. 

Bên cạnh đó, để đảm bảo công tác cứu hộ, cứu nạn, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp kiến nghị phải xây dựng một lực lượng chuyên nghiệp cao hơn, trang thiết bị đồng bộ, phù hợp với mọi điều kiện địa hình và thời tiết; đồng thời Chính phủ cần nghiên cứu, có chính sách đầu tư, tu bổ, thiết kế cơ sở tập kết an toàn để di dân đến khi có sự cố thiên tai xảy ra. Có như thế chúng ta mới đảm bảo được nhanh và an toàn cho đội cứu hộ, người dân.

Thông tin tại buổi họp báo Chính phủ mới đây, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp khẳng định: Đợt thiên tai miền Trung vừa rồi rất dị thường và bất thường. Chưa bao giờ trong vòng 20 ngày, miền Trung chịu 4 cơn bão. Đợt thiên tai vừa rồi thậm chí khốc liệt hơn đợt thiên tai năm 1999, trong đó cơn bão số 9 mạnh nhất 20 năm vừa qua, mưa lớn kéo dài đã gây ra lượng mưa lớn hơn cả lịch sử năm 1999.

Về nguyên nhân, theo các chuyên gia, ngoài đặc điểm địa hình đồi núi cao, phân cách và địa chất có nhiều loại đất đá cổ, bị đập vỡ nứt nẻ của khu vực miền Trung… tác động của con người cũng dẫn tới hiện tượng sạt lở, lũ lụt nghiêm trọng. Đơn cử như khi chúng ta chặt rừng, mở đường, san ủi để có mặt bằng xây dựng nhà ở, trường học, xây dựng các cơ sở hạ tầng… sẽ gây ra sự mất ổn định cấu trúc địa hình, mất chân sườn dốc, là nguyên nhân kích hoạt thiên tai.

Bài và ảnh: HƯƠNG - NGA

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ tại Cam Ranh

Đoàn công tác thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ tại Cam Ranh

(PNTĐ) - Ngày 17/4, trong khuôn khổ chuyến công tác đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa, Đoàn công tác của thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến làm Trưởng đoàn cùng đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các quận, huyện, sở, ngành đã tới dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
Kiểm tra công tác quản lý đất đai 9 dự án ở An Giang

Kiểm tra công tác quản lý đất đai 9 dự án ở An Giang

Cơ quan chức năng tỉnh An Giang phải cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác quản lý đất đai đối với 9 dự án nằm trên địa bàn. Trong đó một số dự án từng bị Thanh tra Chính phủ kết luận có nhiều sai phạm.