Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lại 16,5 triệu USD chi phí cho bộ sách giáo khoa

Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 6/11, tại phiên chất vấn và trả lời chấn vấn tại hội trường Quốc hội, nhiều đại biểu đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề đầu tư kinh phí từ ngân sách để đổi mới sách giáo khoa.

 

Đại biểu Nguyễn Lân HiếuĐại biểu Nguyễn Lân Hiếu (ảnh Quốc hội)

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (đoàn An Giang) đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, “Khi Bộ tham mưu cho Chính phủ khái toán kinh phí cho chương trình đổi mới giáo dục, Quốc hội khóa XIII là 462 tỷ đồng. Vậy, hiện nay trong thực tế chúng ta đã đầu tư chi trả bao nhiêu tiền từ ngân sách quốc gia mà vay từ World Bank để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, biên soạn một cuốn sách giáo khoa, tài liệu và tổ chức tập huấn”.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân NhạBộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ (ảnh Quốc hội) 

Trả lời đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, Chính phủ phê duyệt dự án đổi mới chương trình sách giáo khoa tổng thể là 80 triệu USD, trong đó 77 triệu vay ODA còn 3 triệu USD đối ứng. Trong cấu phần dành cho biên soạn một bộ sách giáo khoa như thiết kế ban đầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã báo cáo Chính phủ và Chính phủ đã báo cáo Quốc hội là không sử dụng khoaản tiền này nữa. Bộ trưởng khẳng định “Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lại 16,5 triệu USD xây dựng bộ sách giáo khoa và để trong tài khoản của World Bank. Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa sử số tiền này”.

Bộ trưởng cũng cho biết, về số tiền còn lại xây dựng chương trình, bộ đã triển khai xây dựng chương trình và các hoạt động phát triển chương trình tổng thể và môn học. Tính đến tháng 12/2020, kinh phí đã sử dụng 12 triệu USD, tương đương hơn 200 tỷ đồng. Bộ đã rà soát tất cả những chi phí không thiết thực liên quan đến tập huấn, tăng cường không hiệu quả, đặc biệt trong thời gian Covid-19. Như vậy, Bộ chi vào những khoản thực thi, và đã trả lại tổng số tiền là 29,7 triệu USD tiết kiệm được.

“Tiếp tục thực hiện chủ trương của Quốc hội là xã hội hóa sách giáo khoa. Chúng tôi tăng cường kiểm soát chất lượng sách giáo khoa, vẫn thực hiện chủ trương sách giáo khoa. Do vậy, tiết kiệm tiền chi ngân sách cho biên soạn giáo khoa, trừ trường hợp không có bộ sách nào, không có cuốn sách nào mà các nhà xuất bản trình thì lúc ấy Bộ sẽ phải làm theo đúng Nghị quyết 122 của kỳ họp thứ 9 Quốc hội vừa rồi”- Bộ trưởng nhấn mạnh.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu từ 1/7/2026, Hà Nội cấm xe máy chạy xăng dầu trong Vành đai 1

Thủ tướng yêu cầu từ 1/7/2026, Hà Nội cấm xe máy chạy xăng dầu trong Vành đai 1

(PNTĐ) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ban hành Chỉ thị số 20 ngày 12/7 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường. Thủ tướng yêu cầu Hà Nội triển khai các giải pháp để tổ chức, cá nhân chuyển đổi phương tiện, bảo đảm đến ngày 1/7/2026 không còn mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong khu vực Vành đai 1.
28 tác phẩm đạt giải cuộc thi ảnh về hình tượng chiến sĩ công an nhân dân

28 tác phẩm đạt giải cuộc thi ảnh về hình tượng chiến sĩ công an nhân dân

(PNTĐ) - Sáng ngày 12/7/2025, tại trụ sở Văn phòng Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức Chương trình Tổng kết, trao giải cuộc thi ảnh “Hình tượng người chiến sỹ Công an Thủ đô bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” và triển lãm lưu động “80 năm Công an Thủ đô - Bản hùng ca vang mãi”.
Phường Sơn Tây ra quân làm sạch môi trường, sáng xanh, sạch, văn minh

Phường Sơn Tây ra quân làm sạch môi trường, sáng xanh, sạch, văn minh

(PNTĐ) - Sáng 12/7, phường Sơn Tây tổ chức ra quân tổng vệ sinh môi trường trên toàn địa bàn nhằm đảm bảo môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp, văn minh trong và sau giai đoạn chuyển tiếp khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp; kỷ niệm 80 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945-19/8/2025) và Quốc khánh (02/9/1945-02/9/2025).