Cơ sở giáo dục nghề nghiệp 3 năm liền hoạt động không hiệu quả sẽ bị giải thể

Chia sẻ

Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV vào sáng 9/11/2020.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời chất  vấn của các đại biểu Quốc hội sáng 9/11.Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội sáng 9/11.

Theo đó, trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về vấn đề quy hoạch mạng lưới giáo dục nghề nghiệp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: Sau 3 năm tổ chức, xắp xếp quy hoạch về mạng lưới giáo dục nghề nghiệp, đến nay cơ bản đã hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Các địa phương và cơ sở, nhất là các tỉnh thành và một số bộ đã tiến hành rà soát, xắp xếp, quy hoạch lại mạng lưới này.

"Riêng 2020, chúng ta đã giảm từ 1.996 cơ sở giáo dục nghề nghiệp xuống 1.090 cơ sở; giảm 77 cơ sở công lập. Như vậy chúng ta hoàn thành trước năm 2021 theo kế hoạch. Ngoài ra, 3 năm liền chúng ta đều đạt chỉ tiêu 103/107 kế hoạch đào tạo. Riêng với giáo dục nghề nghiệp, diễn đàn kinh tế thế giới từ chỗ không xếp hạng nay đã xếp hạng Việt Nam thứ 90/158 quốc gia; chỉ số xếp hạng tăng 10 bậc so với 2019" - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cũng cho biết: Tháng 4/2021, Bộ sẽ trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đề án xắp xếp các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, tập trung xắp xếp các trung tâm giáo dục nghề nghiệp theo hướng 3 trong 1. Đó là giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên - giáo dục tổng hợp. Các trung tâm này ngoài thực hiện giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng còn là cánh tay nối dài của các cơ sở đào tạo.

Liên quan tới hoạt động các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng nhấn mạnh: Bộ sẽ kiên quyết giải thể các cơ sở giáo dục nghề nghiệp yếu kém, hoạt động 3 năm liền không có hiệu quả. Đồng thời sát nhập các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có cùng chức năng, nhiệm vụ và chương trình đào tạo, theo hướng ngoài các trung tâm đào tạo nguồn lực ở địa phương, thành phố thì còn lại các tỉnh thành chủ yếu chỉ còn 1-2 trường đào tạo, và các trường này đào tạo theo đa ngành, đa hệ là trung cấp, cao đẳng và sơ cấp.

Bên cạnh đó, khuyến khích thành lập cơ sở giáo dục tư thục có vốn đầu tư nước ngoài, gắn với sử dụng nhân lực cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo Luật lao động sửa đổi năm 2019; đầu tư phát triển, hình thành hệ thống giáo dục chất lượng cao, ngành nghề trọng điểm đã được quy hoạch theo cấp độ; công bố ngay khung trình độ quốc gia theo khung tham chiếu trình độ ASEAN đã triển khai; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, công nhận văn bằng chứng chỉ với các nước ASEAN và một số nước đào tạo nghề phát triển cao, trong đó tập trung 3 quốc gia: Úc, Nhật, Đức.

"Chúng tôi đã và sẽ tiếp tục áp dụng một số kế hoạch, cách thức đào tạo mới phù hợp xã hội số thông qua giáo dục trực tuyến cho các em, nhất là các em ở độ tuổi phân luồng; thúc đẩy cách sáng tạo cho thanh niên, người lao động vừa học vừa làm việc từ xa, kết hợp nghỉ ngơi. Đồng thời, đặt mục tiêu tới 2030 Việt Nam đạt trình độ tiên tiến khu vực ASEAN, trong đó có 100 trường chất lượng cao, 15 trường trình độ đạt các nước trình độ phát triển G20, 50 trường tiếp nhận trình độ ASEAN 4 và quy mô tuyển sinh tăng gấp 3 lần hiện nay." - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.
Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.