Sử dụng pháo hoa trong lễ tết, cưới hỏi thế nào cho đúng?

Chia sẻ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 137/2020/NĐ-CP thay thế Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 về quản lý, sử dụng pháo, có hiệu lực thi hành từ ngày 11/01/2021. Tuy nhiên, hiểu không kỹ hoặc sai bản chất của Nghị định 137 có thể khiến nhiều người vi phạm pháp luật, nhất là vào thời điểm Tết Nguyên đán Tân Sửu đang đến gần.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Nhiều người dân khi tiếp cận thông tin này đã ủng hộ vì cho rằng đây là nhu cầu thiết thực. Tuy nhiên, việc hiểu không kỹ, hiểu sai bản chất của Nghị định 137 sẽ vô tình khiến nhiều người có thể vi phạm pháp luật, nhất là vào thời điểm Tết Nguyên đán Tân Sửu đang đến gần.

Về vấn đề này, Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ mới ban hành có nhiều nội dung sửa đổi, điểm mới trong quy định về việc quản lý, sử dụng pháo hoa so với trước đây khi người dân được sử dụng “pháo hoa” trong một số dịp quan trọng như Tết Nguyên đán, cưới hỏi, hội nghị, khai trương,..

Tuy nhiên, chuyên gia pháp lý cho rằng, người dân cần phân biệt được khái niệm "pháo hoa" và "pháo hoa nổ" để tránh bị nhầm lẫn dẫn đến vi phạm pháp luật.

Cụ thể, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 11/1/2021 quy định cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự thì được phép sử dụng pháo hoa và cũng chỉ rõ khái niệm “pháo hoa” là gì.

"Nếu trước đây pháo hoa được chia làm 2 loại là pháo hoa thông thường và pháo hoa nổ thì nay “pháo hoa nổ” được xếp vào nhóm “pháo nổ” và vẫn cấm như các văn bản trước đây. Còn pháo hoa được khái niệm là loại pháo phát ra âm thanh, ánh sáng nhưng không gây nổ. Chỉ có loại pháo hoa không phát ra tiếng nổ thì mới được phép sử dụng theo nghị định này", Luật sư Đặng Văn Cường nói.

Bởi vậy người dân cần nhận thức đúng những quy định trong nghị định này, tránh hiểu lầm là nghị định này cho phép sử dụng cả pháo nổ, pháo hoa nổ như trước đây. Thực tế Nghị định này chỉ cho phép sử dụng pháo hoa không có tiếng nổ.

"Do đó, từ nay đến thời điểm có hiệu lực pháp luật của văn bản này thì cơ quan chức năng cần tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật để người dân nhận thức được thế nào là pháo hoa và chỉ được phép sử dụng pháo hoa trong khuôn khổ pháp luật cho phép", Luật sư Cường nói.

CHI ANH

Tin cùng chuyên mục

Nam sinh viên xúc động được cảnh sát giao thông Hà Nội trao trả ví đánh rơi

Nam sinh viên xúc động được cảnh sát giao thông Hà Nội trao trả ví đánh rơi

(PNTĐ) - Xúc động khi nhận được chiếc ví cùng số tiền 5 triệu đồng và một số giấy tờ quan trọng bị đánh rơi trên đường về quê, sinh viên Lưu Trường P (SN 2006, trú tại tỉnh Tuyên Quang), sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội vô cùng xúc động và viết thư cảm ơn các cán bộ chiến sĩ Cảnh sát giao thông.
Xây dựng thói quen di chuyển an toàn trên các tuyến đường mới phân làn của người dân Thủ đô

Xây dựng thói quen di chuyển an toàn trên các tuyến đường mới phân làn của người dân Thủ đô

(PNTĐ) - Sau khi Sở Xây dựng Hà Nội lắp đặt dải phân cách cứng tách làn trên tuyến đường Phạm Văn Đồng, Đội CSGT số 6 đã chủ động tổ chức lực lượng túc trực, hướng dẫn người dân chấp hành đúng làn đường, qua đó dần hình thành nền nếp tham gia giao thông trên tuyến.
Công an Hà Nội tổ chức Lễ chào cờ Tổ quốc tại Hoàng thành Thăng Long

Công an Hà Nội tổ chức Lễ chào cờ Tổ quốc tại Hoàng thành Thăng Long

(PNTĐ) - Lễ chào cờ đầu tiên của cột mốc lịch sử khi chính quyền địa phương hai cấp được triển khai, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.