Hà Nội công nhận thêm 3 điểm du lịch

Chia sẻ

(PNTĐ) - UBND thành phố Hà Nội vừa có các quyết định công nhận thêm 3 điểm du lịch: Điểm du lịch làng nghề sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín), điểm du lịch Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng), điểm du lịch Khu sinh thái Đan Phượng (xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng).

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Hồi (bên trái) làng nghề sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái, huyện Thường TínNghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Hồi (bên trái) làng nghề sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín.

Làng nghề sơn mài Hạ Thái đã có lịch sử gần 300 năm. Hiện nay, làng nghề có hàng chục cơ sở sản xuất và 250 hộ tham gia kinh doanh sản xuất đồ thờ, thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất, sơn mài... Chất liệu chính của sơn mài Hạ Thái là gỗ, tre, nứa, song mây, gần đây có thêm các chất liệu mới như gốm, sứ...

Điểm du lịch Hạ Mỗ là nơi có nhiều điểm văn hóa tâm linh như: Đền Văn Hiến thờ danh nhân Tô Hiến Thành, đình Vạn Xuân, chùa Hải Giác, miếu Hàm Rồng hay các ngôi chùa Đôi Hồi xã Song Phượng, chùa Tân Hải xã Trung Châu, chùa Già Lê xã Hồng Hà, chùa Chổi xã Liên Hồng, đình Đại Phùng xã Đan Phượng...

Khu sinh thái Đan Phượng (hay còn gọi là The Phoenix Garden) đang là điểm đến thu hút giới trẻ. Khu sinh thái này trồng các loại hoa nổi tiếng của các vùng, miền như: Tam giác mạch, hoa hướng dương, hoa dã quỳ, hoa cải... Bên cạnh những vườn hoa mênh mông, những tiểu cảnh và kiến trúc đậm chất Đà Lạt, ở Khu sinh thái Đan Phượng còn có một ngôi chùa mang tên Đại Từ Ân với diện tích 2ha, là điểm đến tâm linh dành cho du khách gần xa.

Sau khi được công nhận là điểm du lịch của thành phố Hà Nội, các địa phương có trách nhiệm thực hiện tổ chức quản lý, khai thác, phát triển điểm du lịch theo đúng quy định của Luật Du lịch và các văn bản pháp luật liên quan.

Các Sở, ngành liên quan như: Du lịch, Văn hóa & Thể thao, Tài nguyên & Môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Kế hoạch & Đầu tư, Công an thành phố Hà Nội sẽ hướng dẫn tổ chức quản lý, khai thác và đầu tư xây dựng các điểm du lịch này theo đúng quy định pháp luật và Thành phố, bảo đảm phát triển bền vững, hiệu quả các địa điểm, danh lam thắng cảnh mới tại Hà nội.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

Phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(PNTĐ) - Ngày 26/4, Ban chỉ đạo Tháng Hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng Hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024. Chủ đề tháng hành động ATVSLĐ năm 2024 là “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”.
Phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Ngày 5/5/2024 ( tức Chủ Nhật), Hội LHPN các quận, huyện, thị xã và đơn vị trực thuộc tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn TP hưởng ứng tham gia hoạt động đồng diễn dân vũ đồng loạt trên nền nhạc ca khúc "Qua miền Tây Bắc - Chiến thắng Điện Biên - Inh lả ơi". Đây là một trong những hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Biểu dương báo Phụ nữ Thủ đô đã tặng công trình an sinh tại tỉnh Điện Biên trị giá 450 triệu đồng

Biểu dương báo Phụ nữ Thủ đô đã tặng công trình an sinh tại tỉnh Điện Biên trị giá 450 triệu đồng

(PNTĐ) - Ngày 26/4/2024, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban triển khai nhiệm vụ công tác báo chí thành phố tháng 5/2024. Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học chủ trì Hội nghị.
Bài 2: Ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ

Bài 2: Ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Nói về chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 của dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ví “Điện Biên Phủ như là một cột mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi dấu nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã; đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”.
Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!

Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!

(PNTĐ) - Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam không chỉ khẳng định phụ nữ là lực lượng quan trọng trong lao động sản xuất với những phẩm chất cần cù, đảm đang, thông minh, sáng tạo, mà còn ghi dấu truyền thống yêu nước “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.