Chưa có nguồn cung vaccine COVID-19 cho các nước nghèo

Chia sẻ

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết các nước có mức thu nhập thấp và trung bình vẫn chưa có nguồn cung vaccine phòng COVID-19.

Trong cuộc họp báo ở Geneva (Thụy Sĩ) mới đây, người đứng đầu WHO cho biết các nước có thu có thu nhập thấp và trung bình vẫn chưa nhận được nguồn cung vaccine phòng COVID-19. Trong số 42 nước trên thế giới đã bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng phòng COVID-19, chỉ có 6 nước có thu nhập trung bình.

Cũng theo ông Ghebreyesus, ngay từ đầu, các nước giàu đã chiếm phần lớn nguồn cung các loại vaccine phòng COVID-19.  Trong bối cảnh đó, Tổng Giám đốc WHO kêu gọi các nước giàu và các hãng sản xuất vaccine ngừng các thỏa thuận song phương vì sẽ ảnh hưởng tới cơ chế tiếp cận vaccine toàn cầu COVAX do WHO khởi xướng nhằm phân phối vaccine cho các nước nghèo. Ông cũng kêu gọi những nước đặt mua quá nhiều vaccine nên cung cấp và chia sẻ cho cơ chế toàn cầu này.

Tổng giám đốc WHO cũng bày tỏ lo ngại khi số ca nhiễm COVID-19 vẫn gia tăng ở nhiều quốc gia trên thế giới và kêu gọi người dân cần tuân thủ các biện pháp hạn chế và quy định giãn cách xã hội để chặn đà gia tăng lây lan của dịch bệnh.

Chưa có nguồn cung vaccine COVID-19 cho các nước nghèo - ảnh 1

Về dịch bệnh COVID-19, theo trang mạng worldometers.info, tính đến 8h sáng ngày 10/1 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 90 triệu ca mắc, trong đó, số tử vong đã là hơn 1,933 triệu ca.

Tại châu Âu, nước Anh đã ghi nhận tổng cộng hơn 3 triệu ca mắc COVID-19, trong đó, riêng ngày 9/1, nước Anh có tới 59.927 ca mắc mới và 1.035 trường hợp tử vong.

Từ đầu tuần, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã phải áp dụng biện pháp phong tỏa lần thứ 3 với yêu cầu mọi người dân ở yên trong nhà.

Tại Pháp, 23/101 tỉnh tại Pháp thực hiện lệnh giới nghiêm từ 18h đến 6h, thay vì từ 20h như trước đây từ ngày 9/1. Các tỉnh này phần lớn nằm ở miền Đông và Đông Nam, nơi tốc độ lây nhiễm ngày càng tăng nhanh và 21 ca nhiễm mới mắc biến thể virus COVID-19 đã được phát hiện trong 24 giờ qua.

Tại Mỹ, số liệu thống kê công bố ngày 9/1 cho thấy biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp đã lây lan đến  8 bang, bao gồm: California, Florida, Colorado, Texas, New York, Georgia, Connecticut và Pennsylvania.

Cũng trong ngày ngày 9/1, một số nước đã công bố chương trình sử dụng vaccine ngừa COVID-19.

Philippines đang xem xét để cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp 3 loại vaccine tiềm năng ngừa COVID-19, bao gồm vaccine Sputnik V của Nga, vaccine do Pfizer (Mỹ) bào chế cùng vaccine của hãng AstraZeneca (Anh).

Iran thông báo nước này đã xây dựng chiến lược tiêm chủng vaccine gồm 4 giai đoạn nhằm dập dịch bệnh COVID-19 với vaccine sản xuất trong nước.

Jordan cũng thông báo đã cấp phép cho vaccine phòng COVID-19 do Công ty Sinopharm của Trung Quốc sản xuất…

P. V

Tin cùng chuyên mục

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

(PNTĐ) - Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế của Việt Nam.
Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

(PNTĐ) - Để công chúng hiểu rõ hơn về ASEAN, các cơ quan báo chí Việt Nam cần có những tác phẩm báo chí phân tích, nhận định chuyên sâu hơn về các cơ hội cũng như thách thức và thành tựu mà khối ASEAN đã đạt được. Đặc biệt là trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều biến động.