Việt Nam hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài, theo ông Paulo Medas - Trưởng đoàn tham vấn và giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

IMF dự báo Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng gần 6% trong năm 2024. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước có thể cần tăng lãi suất để ổn định tỷ giá.

Chuyên gia Paulo Medas - Trưởng đoàn tham vấn và giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã có một số nhận định về tăng trưởng kinh tế, tiềm năng thu hút đầu tư và khuyến nghị chính sách tài khoá đối với Việt Nam.
“Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài (FDI) trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động và bất ổn địa chính trị gia tăng”, ông Medas nói trong khuôn khổ Hội nghị thường niên mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) diễn ra tại Washington, Hoa Kỳ.

Việt Nam hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài - ảnh 1

Ông Paulo Medas đánh giá, trong bối cảnh chuyển dịch chuỗi cung ứng sang châu Á, Việt Nam tiếp tục là một trong những điểm đến hấp dẫn thu hút lượng lớn FDI nhờ vào môi trường đầu tư ổn định, nền kinh tế tăng trưởng cao, thị trường nội địa lớn và nguồn nhân lực trẻ.

Thực tế, Việt Nam luôn được đánh giá là điểm đến ưa thích của nhà đầu tư toàn cầu. Năm 2023, Việt Nam thu hút 36,61 tỷ USD vốn FDI, tăng hơn 32% so với 2022 và là mức cao thứ 3 trong 15 năm gần đây, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Điển hình, hồi tháng trước, theo bảng xếp hạng Chỉ số cơ hội toàn cầu (GOI - Global Opportunity Index) do Viện Milken (Mỹ) công bố, Việt Nam xếp thứ 65 trên 129 quốc gia, vùng lãnh thổ toàn cầu.

Trong khi đó, nếu xét trong số các nền kinh tế mới nổi, đang phát triển của châu Á, Việt Nam đứng thứ 5, trong khi Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc đang dẫn đầu ở nhóm này.

Tuy nhiên, theo đại diện IMF, để duy trì sức hấp dẫn, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giảm thiểu thủ tục hành chính, phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là năng lượng xanh, và đẩy mạnh đổi mới sáng tạo.

Đại diện IMF nhấn mạnh, bất chấp những khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng 5,66% trong quý I/2024. Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục tăng trưởng mạnh, hỗ trợ đà tăng trưởng chung. Tuy nhiên, nhu cầu trong nước, đặc biệt là tiêu dùng cá nhân, đang ở mức yếu và là rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế, IMF dự báo Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng gần 6% trong năm 2024, nhờ vào sự phục hồi của nhu cầu trong nước và chính sách tài khóa hỗ trợ của Chính phủ. Tuy nhiên, IMF cũng khuyến nghị Việt Nam cần có chính sách tài khóa linh hoạt để ứng phó với rủi ro và đảm bảo tăng trưởng bền vững.

Cụ thể, trong bối cảnh lạm phát gia tăng do biến động toàn cầu, IMF cho rằng Việt Nam có thể cần phải tăng lãi suất để kiềm chế áp lực giá cả. Tuy nhiên, việc điều chỉnh chính sách tiền tệ cần được thực hiện thận trọng để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng. Để đạt mục tiêu tăng trưởng từ 6-6,5% như mục tiêu đề ra, tăng trưởng kinh tế các quý cuối năm của Việt Nam cần đạt từ 5,85 - 6,28% ở kịch bản tăng trưởng 6% và từ 6,32 - 7,08% ở kịch bản tăng trưởng 6,5%.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ đang bị “bỏ rơi” trong kỷ nguyên số

Phụ nữ đang bị “bỏ rơi” trong kỷ nguyên số

(PNTĐ) - Dù sống trong thời đại công nghệ 4.0, quyền được an toàn và tôn trọng của phụ nữ vẫn đang bị xâm phạm nghiêm trọng. Từ Hàn Quốc đến Tây Ban Nha, hàng nghìn phụ nữ đang là nạn nhân của các hình thức bạo lực tinh vi hơn, ẩn mình trong bóng tối kỹ thuật số và những môi trường tưởng chừng hào nhoáng như điện ảnh. Nhưng thay vì được bảo vệ, họ vẫn đang phải tự chiến đấu trong đơn độc.
Bệ phóng cho mỹ thuật Việt

Bệ phóng cho mỹ thuật Việt

(PNTĐ) - Trong bối cảnh nền mỹ thuật Việt Nam đang từng bước hội nhập với thị trường nghệ thuật khu vực và thế giới, việc xuất hiện một giải thưởng có uy tín và quy mô như UOB Painting of the Year (UOB POY) không chỉ là một sân chơi sáng tạo mà còn là một cột mốc quan trọng thúc đẩy nghệ sĩ trẻ vươn tầm. Được tổ chức bởi Ngân hàng UOB (Singapore), giải thưởng này đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2022 và nhanh chóng tạo dấu ấn bằng cách tìm kiếm, tôn vinh những tài năng hội họa đương đại.
Việt Nam - Kazakhstan: Quan hệ song phương bước vào “thời kỳ vàng”

Việt Nam - Kazakhstan: Quan hệ song phương bước vào “thời kỳ vàng”

(PNTĐ) - Từ ngày 5-7/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Kazakhstan theo lời mời của Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev. Đây là chặng dừng chân đầu tiên trong hành trình công du châu Âu của Tổng Bí thư, đồng thời là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của lãnh đạo chủ chốt Việt Nam tới Kazakhstan trong vòng 13 năm và là lần đầu tiên Tổng Bí thư Việt Nam thăm Kazakhstan.