Xây dựng Hà Nội thành trung tâm công nghệ cao dẫn đầu cả nước

Chia sẻ

Chiều 11/3, tiếp tục chương trình Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội khóa XVII, Hội nghị nghe báo cáo, thảo luận về 5 chương trình công tác.

Đồng chí Hà Minh Hải, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND thành phố trình bày Tờ trình của Ban Thường vụ Thành ủy về Chương trình số 02-CTr/TU về “Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025" (Chương trình số 02).

Quang cảnh hội nghị chiều 11-3Quang cảnh hội nghị chiều 11/3.

Chương trình số 02 có mục tiêu thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các biện pháp phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra; nỗ lực cao nhất để phục hồi lấy lại đà tăng trưởng, tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế; tạo bước chuyển căn bản nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh kinh tế Thủ đô, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. 

12 nhóm chỉ tiêu đã được xác định trong dự thảo chương trình. Trong đó đáng chú ý, phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt 7,5-8%; GRDP bình quân/người đạt 8.300-8.500 USD/năm. Cơ cấu kinh tế năm 2025 có dịch vụ 65-65,5%; công nghiệp và xây dựng 22,5-23%; nông, lâm nghiệp và thủy sản 1,4-1,6%. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội: 3,1-3,2 triệu tỷ đồng giá hiện hành, tăng 13,5-14,5%/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75-80%. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt 7-7,5%. Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP đạt 30%...

Để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, dự thảo chương trình xác định yêu cầu và 6 nhóm nhiệm vụ giải pháp trọng tâm. Trong đó, cùng với dự thảo chương trình còn có phụ lục phân công nhiệm vụ trọng tâm với 40 đầu việc, được giao cho 19 cơ quan, đơn vị. Đặc biệt, Thành ủy chỉ rõ việc triển khai thực hiện chương trình phải tiến hành đồng bộ, liên tục, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, có lộ trình cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, sát thực tế gắn với Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố...; xác định rõ vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

Hội nghị đã nghe Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông trình bày Tờ trình của Ban Thường vụ Thành ủy về Chương trình số 05-CTr/TU về “Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025” (Chương trình số 05).

Mục tiêu của chương trình là "phủ kín" các quy hoạch phục vụ công tác quản lý trên toàn thành phố; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác quy hoạch, bảo đảm kỷ cương, văn minh đô thị; kiểm soát chất lượng các đồ án quy hoạch, bảo đảm sử dụng đất có hiệu quả, sát với thực tiễn; khai thác, phát huy tối đa trí tuệ của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch…

Chương trình đề ra 5 chỉ tiêu: Tỷ lệ đô thị hóa 60-62%; tỷ lệ diện tích phủ kín của các quy hoạch xây dựng vùng huyện 100%; tỷ lệ hoàn thành phê duyệt hoặc điều chỉnh các quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn 100% và xây dựng cơ sở dữ liệu hợp nhất về quản lý quy hoạch - kiến trúc - xây dựng - phát triển đô thị…

Trình bày Tờ trình Chương trình số 06-CTr/TU về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai cho biết, chương trình gồm 3 mục tiêu. Theo đó, sẽ phát triển văn hóa và con người Hà Nội trên cơ sở phát huy truyền thống Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến, “Thành phố vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”; xác định rõ phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị; để văn hóa thực sự trở thành giá trị tinh thần to lớn, là sức mạnh, nguồn lực nội sinh quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng và phát triển hệ sinh thái học tập sáng tạo, thu hút, trọng dụng nhân tài trong và ngoài nước; đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, hội nhập quốc tế.

Xây dựng môi trường sống lành mạnh, phong phú, tạo chuyển biến tích cực về tâm lý, lối sống, hành vi của thanh thiếu niên. Sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật. Đồng thời, tiếp nhận có chọn lọc các giá trị văn hóa của thế giới nhằm đáp ứng yêu cầu hưởng thụ văn hóa phong phú của nhân dân.

Chương trình đề ra 18 chỉ tiêu thuộc hai nhóm lĩnh vực. Cụ thể, đối với chỉ tiêu phát triển văn hóa, thể thao, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, phấn đấu tỷ lệ gia đình được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” đạt 86-88%; tỷ lệ thôn, làng được công nhận danh hiệu “Thôn, làng văn hóa” đạt 65%; tỷ lệ thôn, làng có nhà văn hóa đạt 100%; di sản đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là 25 di sản; số di tích xếp hạng và nâng cấp xếp hạng (5 di tích quốc gia đặc biệt, 10 di tích cấp quốc gia và 100 di tích cấp thành phố).

Trình bày Dự thảo Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”, tại Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII chiều nay (11/3), Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ Bùi Huyền Mai cho biết, Chương trình gồm 3 mục tiêu.

Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Bùi Huyền Mai trình bày Dự thảo Chương trình 06-CTr/TU tại hội nghịTrưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Bùi Huyền Mai trình bày Dự thảo Chương trình 06-CTr/TU tại hội nghị

Mục tiêu phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh. Theo đó, phát triển văn hoá và con người Hà Nội trên cơ sở phát huy truyền thống Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến, TP vì hoà bình, TP sáng tạo. Xác định rõ phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Biến văn hoá thực sự trở thành giá trị tinh thần to lớn, là sức mạnh, nguồn lực nội sinh quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Đối với mục tiêu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng và phát triển hệ sinh thái học tập sáng tạo, thu hút, trọng dụng nhân tài trong và ngoài nước; đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, hội nhập quốc tế.

Xây dựng môi trường sống lành mạnh, phong phú, tạo chuyển biến tích cực về tâm lý, lối sống, hành vi của thanh thiếu niên. Sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật. Đồng thời, tiếp nhận có chọn lọc các giá trị văn hoá của thế giới nhằm đáp ứng yêu cầu hưởng thụ văn hoá phong phú của Nhân dân.

Ngoài ra, chương trình đề ra 18 chỉ tiêu thuộc hai nhóm lĩnh vực. Cụ thể, đối với chỉ tiêu phát triển văn hoá, thể thao, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, phấn đấu tỷ lệ gia đình được công nhận danh hiệu Gia đình văn hoá 86 -88%; tỷ lệ thôn làng được công nhận danh hiệu thôn làng văn hoá 65%; tỷ lệ thôn làng có nhà văn hoá đạt 100%; di sản đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia là 25 di sản; số di tích xếp hạng và nâng cấp xếp hạng (di tích quốc gia đặc biệt là 5, di tích cấp quốc gia 10 và di tích cấp TP là 100). Đối với nhóm chỉ tiêu về nguồn lực, phấn đấu số trường học công lập đạt chuẩn quốc gia từ 80 – 85%; tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 75-80%...

Trình bày Tờ trình Chương trình số 07-Ctr/TU của Thành ủy về “Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025” (Chương trình số 07), đồng chí Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, mục tiêu Chương trình số 07 nhằm phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô; xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao và phát triển công nghệ hàng đầu cả nước, tiến tới là trung tâm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của khu vực Đông Nam Á trong một số lĩnh vực.

Xây dựng thành phố Hà Nội trở thành trung tâm công nghệ cao với tiềm lực nghiên cứu khoa học, năng lực nghiên cứu, sáng chế và ứng dụng chuyển giao công nghệ dẫn đầu cả nước; là đầu tàu cả nước trong việc thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp trên nền tảng đổi mới công nghệ và áp dụng các hệ thống quản lý, quản trị tiên tiến… Hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của thành phố dẫn đầu cả nước vào năm 2025, thuộc nhóm dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2030 và thuộc nhóm dẫn đầu châu Á vào năm 2045; trở thành trung tâm cung ứng, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng trình độ quốc tế hàng đầu cả nước; cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan của hệ thống chính trị thành phố, xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số, xây dựng thành phố thông minh.

HẢI NAM

Tin cùng chuyên mục

Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.
Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.