Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ 3

Chia sẻ

Tình trạng khẩn cấp lần thứ ba được ban bố tại Nhật Bản, nhằm ứng phó với tình trạng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tăng mạnh, bắt đầu có hiệu lực tại thủ đô và 3 tỉnh ở miền Tây nước này.

Tuyên bố này sẽ có hiệu lực khoảng hơn 2 tuần cho tới hết ngày 11/5 tại Tokyo, Osaka, Hyogo và Kyoto.

Số ca nhiễm tính theo ngày tại các tỉnh này vẫn tiếp tục tăng. Hôm 24/4, Tokyo ghi nhận số ca mắc nhiều nhất kể từ khi dỡ bỏ tuyên bố khẩn cấp lần thứ hai. Osaka ghi nhận hơn 1.000 ca trong ngày thứ năm liên tiếp. Số ca nhiễm tại Hyogo và Kyoto cùng lên mức cao nhất từ trước tới nay.

Kế hoạch của Chính phủ Nhật Bản là chặn đà tăng mạnh các ca lây nhiễm biến thể mới trong thời gian ngắn bằng cách đưa ra các biện pháp hạn chế mạnh mẽ trong kỳ nghỉ dài một tuần diễn ra hằng năm.

Theo đó, các quán bar và nhà hàng có phục vụ đồ uống có cồn hoặc có dịch vụ karaoke được yêu cầu tạm thời đóng cửa. Các cơ sở thương mại quy mô lớn như trung tâm mua sắm và các cửa hàng bách hóa cũng nhận được yêu cầu tương tự.

Tình trạng khẩn cấp có hiệu lực tại thủ đô Tokyo và 3 tỉnh ở miền Tây Nhật Bản.Tình trạng khẩn cấp có hiệu lực tại thủ đô Tokyo và 3 tỉnh ở miền Tây Nhật Bản.

Chính phủ Nhật Bản cũng yêu cầu người dân không đi lại nếu không có việc cấp thiết cũng như không đi tới và từ các vùng đang có số ca nhiễm tăng mạnh.

Các doanh nghiệp được yêu cầu cho nhân viên làm việc tại nhà cũng như khuyến khích nhân viên nghỉ trong kỳ nghỉ lễ với mục tiêu giảm 70% số nhân viên tới văn phòng làm việc.

Theo một số chuyên gia thì khoảng thời gian 2 tuần là quá ngắn để có thể đánh giá hiệu quả của các biện pháp ứng phó. Thách thức đối với Chính phủ Nhật Bản là liệu có thể giảm đà lây nhiễm đủ để dỡ bỏ tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau một khoảng thời gian ngắn như vậy hay không.

Trong một diễn biến khác, Chính phủ Nhật Bản đang cùng các bên liên quan nghiên cứu xây dựng bộ quy tắc riêng áp dụng cho vận động viên và đoàn thể thao nước ngoài, nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối trước nguy cơ lây nhiễm COVID-19 khi tham dự Thế vận hội Olympic 2020.

Dự thảo của bộ quy tắc nêu rõ các vận động viên, huấn luyện viên, thành viên đi theo của đoàn thể thao nước ngoài (gọi tắt là thành viên đoàn) sẽ phải xét nghiệm PCR và kiểm tra kháng nguyên 2 lần trong vòng 96 giờ trước khi xuất cảnh. Sau khi nhập cảnh Nhật Bản, các thành viên đoàn hằng ngày đều được xét nghiệm PCR và bị giới hạn phạm vi sinh hoạt, luyện tập, thi đấu và di chuyển. Cụ thể, phạm vi hoạt động của các thành viên đoàn được giới hạn trong các địa điểm là phòng tập, nơi ăn nghỉ và nơi thi đấu. Khi có nhu cầu di chuyển, thành viên đoàn phải mang theo giấy phép do Ban Tổ chức Olympic cấp, trên đó ghi rõ địa điểm đến và phương tiện sử dụng… 

Theo thống kê của trang worldometers, tính tới sáng nay, 26/4, Nhật Bản ghi nhận 562.141 ca mắc COVID-19, 9.913 ca tử vong.

HOÀNG PHONG

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam hợp tác bền bỉ giúp Mỹ tìm kiếm quân nhân mất tích thời chiến tranh

Việt Nam hợp tác bền bỉ giúp Mỹ tìm kiếm quân nhân mất tích thời chiến tranh

(PNTĐ) - Chính nhờ sự hợp tác bền bỉ giữa Việt Nam và Mỹ đã giúp Mỹ kiểm kê được 752 trường hợp người Mỹ mất tích trong chiến tranh tại Việt Nam, đưa hài cốt của họ trở về với gia đình, qua đó mang lại những câu trả lời được chờ đợi từ lâu và phần nào giúp vơi đi nỗi đau.
Việt Nam truyền đi thông điệp mạnh mẽ về vai trò nhà giáo

Việt Nam truyền đi thông điệp mạnh mẽ về vai trò nhà giáo

(PNTĐ) - Phát biểu trực tuyến chúc mừng nhân dịp Luật Nhà giáo của Việt Nam chính thức được thông qua, ông Jonathan Wallace Baker, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam cho rằng: Khi đặt nhà giáo ở vị trí cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp, Việt Nam đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng: Giáo dục đóng vai trò then chốt và trong đó những người nuôi dưỡng trí tuệ thế hệ trẻ là quan trọng nhất.
Việt Nam chuẩn bị kỷ niệm Quốc khánh 80 năm, tái khẳng định lập trường Biển Đông và thúc đẩy hợp tác quốc tế

Việt Nam chuẩn bị kỷ niệm Quốc khánh 80 năm, tái khẳng định lập trường Biển Đông và thúc đẩy hợp tác quốc tế

(PNTĐ) - Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã thông tin về nhiều vấn đề đối ngoại được dư luận quan tâm, từ lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh, lập trường Biển Đông, vấn đề bảo hộ công dân đến đề xuất gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).