Tăng cường hỗ trợ tái hòa nhập cho phụ nữ di cư hồi hương

Chia sẻ

86,8% phụ nữ di cư hồi hương kết hôn vì mục đích kinh tế dẫn đến thất bại “kép” về hôn nhân và kinh tế; hơn 70% phụ nữ di cư hồi hương có nhu cầu hỗ trợ về tâm lý… Ngoài ra, chị em phụ nữ di cư hồi hương còn gặp rất nhiều khó khăn về việc làm, tái hòa nhập cộng đồng.

Đó là một vài kết quả được các chuyên gia công bố tại hội thảo “Vận động chính sách và chia sẻ kết quả nghiên cứu về phụ nữ di cư hồi hương” do Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức mới đây.

Hệ lụy từ kết hôn vì mục đích kinh tế

Các chuyên gia đều cho rằng việc kết hôn vì mục đích kinh tế làm tăng phạm vi thao túng của môi giới hôn nhân bất hợp pháp và có thể dẫn đến tính dễ bị tổn thương của phụ nữ di cư xuất hiện tình trạng nhiều cuộc hôn nhân không biết văn hóa, ngôn ngữ, pháp luật của nước đến; không biết nhân thân người định kết hôn; không biết hoàn cảnh gia đình người định kết hôn; không tình yêu, dẫn tới tình trạng ly hôn cao.

Theo bà Đặng Thị Hà, Phó trưởng phòng Hành chính tư pháp, Sở Tư pháp Hải Phòng khi trở về, phụ nữ di cư phải đối mặt với rất nhiều khó khăn để tái hòa nhập cộng đồng. Sự thiếu hiểu biết về các quy định pháp luật và thiếu chủ động là những rào cản chính cản trở phụ nữ hồi hương hoàn thiện các thủ tục pháp lý. Bên cạnh đó, khó khăn của phụ nữ di cư hồi hương còn nảy sinh trong quá trình đăng ký khai sinh cho trẻ em được sinh ra từ các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài.

Chia sẻ kết quả nghiên cứu “Trải nghiệm, khó khăn và nhu cầu của phụ nữ di cư hồi hương”, bà Lưu Thị Lịch, chuyên gia tư vấn cho biết: Phụ nữ di cư hồi hương đang thiếu các giấy tờ pháp lý xác định tình trạng hôn nhân cụ thể như: có 30% phụ nữ được khảo sát chưa ly hôn, 44% đã ly hôn nhưng không mang theo giấy tờ xác nhận tình trạng ly hôn về nước, 23,5% đã ly hôn nhưng vẫn tiếp tục phải xử lý các thủ tục liên quan đến ly hôn; 18% trẻ em từ các cuộc hôn nhân quốc tế chưa có giấy khai sinh. Phụ nữ di cư hồi hương cũng rất khó khăn về việc tìm kiếm việc làm, hòa nhập và hơn 70% có nhu cầu được hỗ trợ về tâm lý...

Các đại biểu tham gia hội thảoCác đại biểu tham gia hội thảo

Văn phòng OSSO - địa chỉ tin cậy của phụ nữ

Bà Mi Hying Park, Trưởng phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) Việt Nam cũng cho biết, bị đối xử bất bình đẳng không chỉ ở đất nước họ đến mà khi trở về, phụ nữ di cư phải đối mặt với rất nhiều khó khăn để tái hòa nhập cộng đồng như khó tiếp cận vấn đề pháp lý, việc làm… Để hỗ trợ phụ nữ di cư cần phối kết hợp các ban ngành, cần giải quyết vấn đề bất bình đẳng, nâng cao các dịch vụ…

Bà Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam nhấn mạnh: Thời gian qua, vấn đề phụ nữ di cư hồi hương luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Chiến lược phát triển của Hội LHPN Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2035 cũng xác định: “Nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ, chăm lo, tạo cơ hội bình đẳng cho các nhóm phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn với phương châm "Không để bất cứ nhóm phụ nữ nào bị bỏ lại phía sau”.

Từ tháng 3/2020, dự án “Tăng cường năng lực cho các cơ quan Việt Nam nhằm hỗ trợ tái hòa nhập bền vững cho phụ nữ di cư hồi hương và gia đình họ” đã được thực hiện nhằm hỗ trợ tái hòa nhập kinh tế - xã hội bền vững và giải quyết những khó khăn mà phụ nữ di cư hồi hương gặp phải thông qua hoạt động tư vấn, hỗ trợ của Văn phòng OSSO tại 5 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Cần Thơ, Hậu Giang, Hải Phòng, Hải Dương. Kết quả hoạt động của dự án và Văn phòng OSSO vừa là sự cụ thể hóa các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước cũng như Chiến lược phát triển tổ chức Hội, vừa là minh chứng tin cậy để Hội thực hiện chức năng đại diện trong đề xuất của chương trình, chính sách hoạt động can thiệp từ phía các cơ quan chức năng, các tổ chức cung cấp dịch vụ; đưa ra đề xuất cho hoạt động của dự án và dịch vụ cung cấp tại Văn phòng OSSO đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhóm phụ nữ di cư hồi hương trong thời gian tới.

Bài và ảnh: BẢO CHÂU

Tin cùng chuyên mục

Các đơn vị ra quân đảm bảo ANTT, TTATGT bảo vệ Sea Games 31

Các đơn vị ra quân đảm bảo ANTT, TTATGT bảo vệ Sea Games 31

Vừa qua, các đơn vị thuộc Công an huyện Đông Anh đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thuộc BCĐ 197 các xã, thị trấn đồng loạt tổ chức lễ ra quân đảm bảo an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn huyện trong đợt cao điểm bảo vệ Sea Games 31 tại trụ sở Công an huyện.
Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết số 09 của Đảng uỷ Công an Thành phố

Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết số 09 của Đảng uỷ Công an Thành phố

Sáng ngày 9/5/2022, Trung tướng Nguyễn Hải Trung- Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội đã chủ trì Hội nghị trực tuyến và trực tiếp quán triệt Nghị quyết số 09 ngày 03/3/2022 của Đảng uỷ Công an Thành phố về xây dựng đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy các cấp đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
10.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay sau lễ ra quân

10.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay sau lễ ra quân

Sáng 8/5, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam phối hợp với Bưu điện Việt Nam tổ chức “Lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân - Truyền thông, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình”. Lễ ra quân được tổ chức từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh, huyện trên phạm vi cả nước.