Gần 80 công nhân môi trường kêu cứu vì bị nợ lương kéo dài vẫn chưa được giải quyết

Chia sẻ

(PNTĐ) - Sau nhiều tháng bị doanh nghiệp Minh Quân khất nợ lương, các công nhân môi trường ngày đêm bám mặt vào rác, thu gom, làm sạch môi trường ở quận Nam Từ Liêm đã viết đơn kêu cứu tới các cơ quan chức năng và Báo Phụ nữ Thủ đô tố cáo doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ với người lao động.

Từ tháng 6,7/2020 đến nay gần 80 công nhân làm công việc thu gom rác cho công ty CP đầu tư và phát triển công nghệ cao Minh Quân vẫn chưa được trả lương. Người ít thì 4 tháng, người nhiều tới 6 tháng vẫn chưa được nhận tiền công từ sức lao động “đổ mồ hôi sôi nước mắt”. Trong khi đó, được biết công ty này vẫn tiếp tục trúng thầu ở một số nơi với cái tên mới – Công ty cổ phần tập đoàn Nam Hà Nội (có địa chỉ tại Tầng 1, LK 18, 37, Dọc Bún 2, Khu đô thị Văn Khê, phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội).

Khó khăn đến kiệt quệ

Lao động cực nhọc với hy vọng có tiền nuôi con ăn học, chị Doãn Thị Cam vẫn bị công ty Minh Quân nợ lương 6 tháng  cuối năm 2020Lao động cực nhọc với hy vọng có tiền nuôi con ăn học, chị Doãn Thị Cam vẫn bị công ty Minh Quân nợ lương 6 tháng cuối năm 2020.

Đã tròn 1 năm, chị Doãn Thị Cam (40 tuổi) bị nợ lương kéo dài suốt 6 tháng (từ tháng 7-12/2020), chị nghe lời tổ trưởng động viên chờ công ty hứa sẽ trả. Nhưng qua bao nhiêu lần hứa là bấy nhiêu lần chị phải muối mặt đi vay mượn để lấy tiền đóng học cho con vào đại học.

Tiền công chỉ 174.000 đồng/ngày mà Công ty Minh Quân đã nợ lương chị 6 tháng với hơn 20 triệu đồngTiền công chỉ 174.000 đồng/ngày mà Công ty Minh Quân đã nợ lương chị 6 tháng với hơn 20 triệu đồng.

Chị Cam kể, từ năm 2015 đến nay, chị vẫn hằng ngày chạy xe gần 50km/2 lượt cả đi lẫn về từ Đan Phượng lên Nam Từ Liêm để làm công việc dọn rác. Chị một mình nuôi con lại chưa có nhà phải ở thuê. Chị Cam vừa đẩy xe rác, mồ hôi lăn dòng nói: “Chúng tôi cơ cực quá rồi, ngày làm “úp mặt vào rác” từ 3 giờ chiều đến 10h đêm, nhiều hôm chờ xe rác đến 11h, 12h đêm mới được về, tiền công chỉ được 174.000 đồng/ngày, vậy mà vẫn bị doanh nghiệp nợ. Hai mẹ con tôi trông chờ từng ngày để trả bớt nợ đã phải vay trong thời gian qua”.

Người phụ nữ cần được doanh nghiệp nhanh chóng trả tiền côngTừ khi trời còn nắng nóng đến đêm khuya, người phụ nữ ngày đã đổ mồ hôi làm việc theo hợp đồng lao động, nay cần được doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ trả tiền công.

Với đồng lương ít ỏi nuôi con ăn học khó khăn vậy mà lại bị nợ triền miên, chị Cam đã phải đi làm thuê thêm và phải vay mượn để có tiền đóng học phí cho con học đại học. Chị Cam nuôi con đã vất vả, dù chăm chỉ đẩy từng xe rác khắp các con ngõ, song gánh nặng chi phí từ ở nhà thuê, con ăn học, trăm thứ tiền đổ lên đầu.

Bữa cơm đạm bạc của gia đình bà HoaBữa cơm đạm bạc của gia đình bà Hoa

Bà Lương Thị Hoa ở tổ 15 phường Cầu Diễn trớ trêu thay, nhà bà có tới 3 nhân lực làm cho công ty Minh Quân, hồi tháng 4/2020, chồng bà bị tai biến, chi phí chữa trị tốn kém, bà vẫn tranh thủ vừa chăm chồng vừa đi dọn rác. Ấy vậy mà công ty không trả lương khiến cả gia đình bà rơi vào kiệt quệ. “Tôi vay mượn nhiều cũng ái ngại lắm. Vẫn đi làm hằng ngày mà không được nhận tiền chính đáng từ mồ hôi công sức mình”.

Bà Hoa (60 tuổi) chăm chồng bị tai biến rất vất vả và chi phí nhiều mà vẫn mòn mỏi chờ tiền công mà cả 3 mẹ con bà đang bị nợBà Hoa (60 tuổi) chăm chồng bị tai biến rất vất vả và chi phí nhiều mà vẫn mòn mỏi chờ tiền công mà cả 3 mẹ con bà đang bị nợ.

Theo chị Nguyễn Thị Phương, Tổ trưởng tổ môi trường phụ trách trả lương cho công nhân ở 2 phường Cầu Diễn và Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, công nhân đều có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Do bị nợ lương, cuộc sống của các công nhân rơi vào bí bách kiệt quệ. Vợ chồng anh Nguyễn Văn Huy (SN 1985, làm ở khu vực Nguyễn Đổng Chi) phải nuôi con nhỏ, đều làm công nhân thu gom rác ở khu vực Đổng Chi, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm. Nồi cơm của cả nhà trông vào tiền công của Công ty mà càng chờ càng “mất hút" khiến cuộc sống càng trở nên bế tắc. Có tháng còn không đóng nổi tiền điện để bị cắt. Chị Nguyễn Thị Tình (SN 1971), chồng không có thu nhập, một mình thu nhập của chị vừa trang trải cuộc sống và nuôi hai con ăn học. Gia đình bà Nguyễn Thị Hoa phải thuê nhà,… Công ty nợ lương, bà không trả được tiền nhà nên chủ nhà đuổi đi, vợ chồng chị phải thuê tạm lán để ở…

Chị Nguyễn Thị Phương thay mặt 80 công nhân bị nợ lương đã nộp đơn đến các cơ quan chức năng từ ngày 11/5/2021 đến chiều 16/6/2021 chưa được giải quyếtChị Nguyễn Thị Phương thay mặt 80 công nhân bị nợ lương đã nộp đơn đến các cơ quan chức năng từ ngày 11/5/2021 đến chiều 16/6/2021 chưa được giải quyết.

“Trong mùa dịch, các công nhân phải vẫn làm việc đầy đủ để bảo vệ đường phố sạch sẽ ở những khu được công ty giao nhiệm vụ. Hàng ngày, tiếp xúc với nhiều loại rác thải, có cả khẩu trang và rác thải y tế bừa bãi trên đường phố khiến chúng tôi đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh truyền nhiễm. Không kể nắng mưa, hằng ngày, các chị vẫn âm thầm lao động ngày đêm đảm bảo đường phố sạch sẽ. Trời nắng nóng hay mưa bão, lúc mọi người ở trong nhà, nghỉ ngơi thì chúng tôi vẫn phải ra đường, bao giọt mồ hôi để đổi lấy những đồng lương ít ỏi” – chị Phương buồn bã.

"Chúng tôi chỉ mong được nhận tiền công của chính mình" 

Trong đơn khiếu nại có chữ ký của 80 công nhân tổ môi trường thuộc phường Cầu Diễn, Tây Mỗ, Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội gửi các ban ngành, đoàn thể và báo Phụ nữ Thủ đô, các chị trình bày, do Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ cao Minh Quân không trúng thầu thu gom rác trên địa bàn quận Nam Từ Liêm trong năm 2021 nên đã chấm dứt hợp đồng lao động với các công nhân ở đây từ ngày 31/12/2020. Tuy nhiên, công ty vẫn còn nợ lương của nhân công từ tháng 8/2020 đến tháng 12/2020, nhưng đến nay vẫn chưa trả.

Chị Phương cho biết, chỉ riêng địa bàn chị quản lý đã có khoảng 80 công nhân chưa được trả lương. Tính ra, số dư nợ là khoảng 1,9 tỷ đồng. Ngoài ra, nếu tính cả địa bàn quận Nam Từ Liêm thì có đến hàng trăm công nhân môi trường cũng đang “chung một cảnh ngộ”.

"Lương công nhân làm 30 ngày khoảng 5 triệu đồng trong khi lao động rất cực nhọc. Đến nay bình quân mỗi một công nhân ở tổ chưa được trả 5 tháng lương. Công nhân bức xúc lắm muốn nghỉ việc nhưng được động viên và phần cũng yêu công việc vệ sinh môi trường nên tiếp tục làm" – chị Phương tâm sự.

Theo chị Phương, rất nhiều lần, công nhân đã đến công ty yêu cầu trả lương, nhưng công ty Minh Quân chỉ hứa hẹn mà không thực hiện. Đến ngày 13/5/2021, công nhân lại tới công ty yêu cầu trả lương và gặp chị Vũ Thị Bích Nguyệt - kế toán công ty. Chị Nguyệt có hẹn sang tháng 6/2021 sẽ tìm cách để có nguồn tiền thanh toán tiền lương cho nhân công thành 3 đợt.

Chị Uyên  chăm chỉ làm để kiếm từng đồng nuôi con mà bị công ty nợ khiến ngày càng kiệt quệChị Uyên chăm chỉ làm để kiếm từng đồng nuôi con mà bị công ty nợ khiến ngày càng kiệt quệ.

Ngày 15/5/2021, chị Phương cùng các công nhân tiếp tục đến công ty như lịch hẹn thì chị Nguyệt lại từ chối không tiếp, thay vào đó là chị Loan, thủ quỹ tiếp. “Chị Loan lại yêu cầu chúng tôi làm đơn đề xuất những công nhân có hoàn cảnh khó khăn để công ty xem xét thanh toán nợ lương trước, nhưng không hẹn lịch trả cụ thể. Ngày 24/5/2021, chúng tôi lại lên công ty, được chị Loan tiếp đón. Chị Loan thay mặt công ty hẹn chúng tôi cuối tháng 7 mới trả tiền. Như vậy, chỉ trong vài ngày, công ty đã hứa hẹn lịch trả lương cho chúng tôi rất khác nhau, lòng vòng, không hứa hẹn chắc chắn lịch trả nợ khiến chúng tôi rất vất vả trong việc đòi lương công ty” – chị Phương bức xúc.

Chị Cam, cô Hoa và cả chị Phương, giờ đây đã thoát khỏi làm cho công ty Minh Quân, và đã đầu quân cho công ty khác. Tuy nhiên, tiền công ty nợ lương thì không thể cứ im im rồi hẹn lên hứa xuống được.

Đến đầu tháng 5, sau khi mỏi mòn chờ đợi và ngậm ngùi vì những lời hứa lên hứa xuống mà vẫn “thất hứa”, các chị em làm đơn gửi các cơ quan chức năng từ 11/5/2021.

Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ cao Minh Quân trúng gói thầu thu gom rác từ năm 2017- 2020 trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Đến cuối năm 2020, công ty này đổi tên thành Công ty CP Tập đoàn Nam Hà Nội và do không trúng gói thầu thu gom rác trên địa bàn quận Nam Từ Liêm năm 2021 nên doanh nghiệp này đã chấm dứt hợp đồng lao động với gần 80 công nhân.  

Phóng viên báo Phụ nữ thủ đô sẽ tiếp tục thông tin diễn biến sự việc. 

VÂN NGA -HỒNG NHUNG

Tin cùng chuyên mục

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.
Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.