Thi tốt nghiệp THPT năm 2021: Vừa tổ chức thi, vừa tăng cường phòng, chống dịch

Chia sẻ

Đó là quyết tâm của các địa phương khi tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2021. Để hoàn thành mục tiêu này, tại các điểm thi trên cả nước đều triển khai các biện pháp phòng, chóng dịch, sẵn sàng phương án ứng phó với tình huống bất ngờ của dịch.

Thí sinh dự thi tại điểm thi trường THPT Việt Đức, Hà NộiThí sinh dự thi tại điểm thi trường THPT Việt Đức, Hà Nội

Khác với năm 2020 phải tổ chức 2 đợt thi tốt nghiệp THPT, năm nay, TP Đà Nẵng sẽ tổ chức một đợt thi duy nhất vào ngày 7, 8/7 cho 12.716 thí sinh tại 31 điểm thi. Trong đó, học sinh diện F1, F2 và học sinh ở các vùng phong tỏa cách ly thi ở điểm thi riêng, được đưa đón từ khu cách ly hoặc từ nơi ở đến địa điểm thi; riêng học sinh diện F1 được đưa đón bằng xe chuyên dụng của ngành Y tế. Thí sinh được bố trí phòng thi khác nhau với tối đa 12 thí sinh/phòng thi, được hỗ trợ ăn trưa, nước uống và nghỉ ngơi tại chỗ.

Tại Quảng Ngãi, để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, địa phương này đề xuất tổ chức kỳ thi làm 2 đợt. Trong đó, dự kiến khoảng gần 12.000 thí sinh tham gia kỳ thi đợt 1; hơn 1.200 thí sinh tham gia thi đợt 2. Hơn 2.500 cán bộ, giáo viên, lực lượng hỗ trợ tham gia công tác tổ chức kỳ thi đã được tiêm vắc xin ngừa Covid. Báo cáo với Bộ GD-ĐT, tỉnh Quảng Ngãi cho biết vừa qua, có 1 người trong Ban in sao đề thi thuộc đối tượng F2, Hội đồng thi đã có phương án ứng phó, sẵn sàng tình huống F2 trở thành F1, đảm bảo công tác in sao đề thi vẫn thực hiện đúng quy định, an toàn, đúng tiến độ.

Tỉnh Bình Dương theo thống kê có 13.611 thí sinh dự thi tại 25 điểm thi, trong đó một điểm thi bị phong tỏa đã được tỉnh kịp thời chuyển sang địa điểm mới. Tỉnh Quảng Nam cũng đang tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, đảm bảo kỳ thi được tổ chức tuyệt đối an toàn như bố trí thêm các điểm thi dự phòng, tập huấn biện pháp phòng, chống dịch cho lực lượng tham gia tổ chức kỳ, khử khuẩn điểm thi trước và sau mỗi buổi thi…

Tại tỉnh Thái Nguyên, theo ông Phạm Việt Đức, Giám đốc Sở GD-ĐT, Phó Trưởng ban thường trực BCĐ Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, tỉnh  này có 16.973 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp, trong đó hơn 3.000 thí sinh tự do và thí sinh giáo dục thường xuyên. Tỉnh đã bố trí 33 điểm thi, huy động hơn 2.900 cán bộ, giáo viên, nhân viên… tham gia phục vụ kỳ thi. Các cán bộ này đều đảm bảo sức khỏe, nắm chắc quy chế thi…. Tại mỗi điểm thi sẽ có 02 phòng cách ly tạm thời cho người nghi ngờ mắc Covid-19; 01 phòng trực y tế đảm bảo đủ phương tiện phòng dịch. Trước thời điểm thi, các điểm thi đảm bảo được khử khuẩn, 100% lực lượng tham gia phục vụ kỳ thi được xét nghiệm PCR.

Các thí sinh tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 cùng quyết tâm của ngành GD-ĐT phải tổ chức kỳ thi an toànCác thí sinh tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 cùng quyết tâm của ngành GD-ĐT phải tổ chức kỳ thi an toàn.

Hà Nội là địa phương có số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đông nhất cả nước với trên 100.000 thí sinh. Đến nay, Sở GD-ĐT Hà Nội đã phối hợp với Sở Y tế và các địa phương xây dựng phương án tổ chức kỳ thi. Theo đồng chí Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Trưởng Ban chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2021-2022, trong quá trình tổ chức thi Hà Nội luôn đặt công tác phòng, chống dịch Covid1-19 lên hàng đầu.

Huyện Gia Lâm có 08 điểm thi, tổng số 142 phòng thi chính thức với 3.403 thí sinh dự thi tại 8 điểm thi. Qua rà soát, tại trường THPT Dương Xá có 02 học sinh thuộc diện F0 và 02 học sinh thuộc diện cách ly. Trong đó, 2 học sinh F0 đã được điều trị ra viện, hết cách ly 7/7/2021 sẽ dự thi đợt 2 theo quy định; 2 học sinh trong diện cách ly hiện có sức khỏe tốt, không có biểu hiện sốt, ho, khó thở, hết cách ly 4/7/2021 dự thi đợt 1. Theo Bí thư huyện ủy Lê Anh Quân, Huyện đã phân công tại mỗi điểm thi có 01 Phó điểm trưởng phụ trách cơ sở vật chất, 01 thư ký, 01 an ninh, 02 công an, 01 kỹ thuật viên, 05 nhân viên y tế, 02 trật tự viên… và điều động 178 cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ công tác coi thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Các điểm thi đều được bố trí đầy đủ vật tư, trang thiết bị (khẩu trang, nước sát khuẩn tay, máy đo thân nhiệt, dụng cụ, thuốc cấp cứu...), nhân lực phục vụ các khâu; sắp xếp, phân luồng thí sinh đến theo hàng, đo thân nhiệt ngay ngoài cổng trường và theo lối chỉ dẫn vào phòng thi, đảm bảo không tụ tập đông người. Hướng dẫn phụ huynh vào điểm chờ không để ùn tắc, mất trật tự an ninh...

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, huyện Thạch Thất có 3.743 thí sinh dự thi tại 7 điểm thi chính thức. Toàn huyện đặt 7 điểm thi chính thức, 3 điểm thi dự phòng với 156 phòng thi, 06 phòng chờ, 14 phòng dự phòng.Trong đó, điểm thi trường THPT Thạch Thất có nhiều phòng thi nhất với 25 phòng, THCS Phú Bình, THPT Phùng Khắc Khoan có 24 phòng… Theo đồng chí Nguyễn Mạnh Hồng, Phó Bí thư huyện ủy, UBND Huyện đã xây dựng phương án, kịch bản 4 tình huống để thực hành ứng phó phòng, chống dịch Covid-19. Mỗi điểm thi đã chuẩn bị 02 phòng thi dự phòng, phòng chờ, 01 phòng cách ly theo chỉ đạo của Sở GD-ĐT Hà Nội  để chuẩn bị khi có trường hợp bất thường hoặc các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở…

Cũng theo đồng Nguyễn Mạnh Hồng, Trung tâm y tế huyện đảm bảo khử khuẩn tại tất cả các điểm tổ chức thi trước khi diễn ra kỳ thi 02 ngày và phun khử khuẩn ngay sau mỗi buổi thi. Các phòng thi đều được trang bị đầy đủ quạt trần, quạt treo tường đảm bảo phòng thi thông thoáng, đảm bảo khu vực rửa tay có đầy đủ nước sạch, xà phòng, khăn giấy sạch, nhiệt kế điện tử, khẩu trang, nước sát khuẩn…  Hướng dẫn về phòng, chống dịch Covid-19 được dán tại các vị trí dễ nhìn như khu vực trước cổng trường, các bản tin, khu vực phòng y tế, trong và ngoài phòng thi thông báo hướng dẫn về công tác phòng, chống dịch Covid-19 (khẩu hiệu 5k, hướng dẫn phòng dịch…). Mỗi điểm thi bố trí 5 nhân viên y tế và lực lượng tình nguyện để đo thân nhiệt cho học sinh và cán bộ làm nhiệm vụ coi thi trước khi vào khu vực trường.

Quyết tâm của Huyện là phải tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 an toàn, chu đáo, thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch Covid-19.

HOÀNG LAN

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên thế hệ mới: Sáng tạo và nhân văn

Sinh viên thế hệ mới: Sáng tạo và nhân văn

(PNTĐ) - Hành trình Sinh viên Thế hệ mới 2024 đã khép lại sau vòng thi chung kết (được phát sóng trực tiếp trên kênh VTV3 ngày 9/11) giữa ba đội đến từ ba trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Bách khoa TP HCM và Đại học Ngoại ngữ (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội). Các thí sinh cuộc thi đã cho thấy sự sáng tạo và tinh thần dám nghĩ dám làm của Gen Z.
Viết tiếp những thành tích đáng tự hào…

Viết tiếp những thành tích đáng tự hào…

(PNTĐ) - Ngày 20/11/2024, trường THCS Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã long trọng tổ chức “Lễ kỉ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô - Chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11” nhằm tôn vinh truyền thống cao đẹp của nghề dạy học, bày tỏ sự tri ân tới các thầy cô giáo - những người thầm lặng, bao dung dâng hiến bao giá trị cho đời.
Người đưa đò gieo khát vọng sáng tạo cho học sinh

Người đưa đò gieo khát vọng sáng tạo cho học sinh

(PNTĐ) - Bằng niềm đam mê, nhiệt huyết với nghề và tình yêu thương đối vớihọc sinh, cô giáo Phạm Thị Hạnh, Tổ trưởng Tổ Chuyên biệt-Tự chọn, Trường Tiểu học Hoàng Diệu (Ba Đình, Hà Nội) đã luôn nỗ lực, phấn đấu hết mình để ươm những mầm non, những thế hệ tương lai của đất nước. Cô giáo Hạnh là một trong những nhà giáo tiêu biểu được vinh danh giải thưởng Nhà giáo tâm huyết, sáng tạo TP Hà Nội năm 2024.
Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương sáng về rèn đức, luyện tài

Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương sáng về rèn đức, luyện tài

(PNTĐ) - Cả nước hiện có 1,6 triệu nhà giáo ở tất cả các cấp học từ mầm non, phổ thông, dạy nghề, và đại học. Với trọng trách “trồng người”, nhiều thầy, cô giáo đã vượt qua mọi khó khăn, không ngừng học hỏi, sáng tạo, đổi mới để góp phần tích cực nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, trở thành những tấm gương sáng cho học sinh noi theo, có nhiều đóng góp vào sự phát triển của nền giáo dục nước nhà.