Không để phụ nữ di cư bị bỏ lại phía sau

Chia sẻ

Ngày 26/8, Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức Toạ đàm “Giải pháp bảo vệ và hỗ trợ phụ nữ di cư trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Bà Nguyễn Thị Minh Hương, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Tuyên giáo, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Hội LHPN Việt Nam và bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch Thường trực, Hội LHPN TP Hà Nội đồng chủ trì buổi toạ đàm. Tham dự toạ đàm có lãnh đạo các Sở, ban ngành, đoàn thể và lãnh đạo Hội LHPN các quận, huyện, thị trấn có đông nữ lao động di cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hội nghị được thực hiện trực tuyến, Các đại biểu tham dự hội nghị thông qua Zoom meetingCác đại biểu tham dự toạ đàm tại điểm cầu Học viện phụ nữ Việt Nam.

Tại buổi toạ đàm, bà Nguyễn Thị Minh Hương chia sẻ: Hà Nội là địa bàn có tỷ suất di cư thuần của phụ nữ cao thứ hai tại khu vực Đồng bằng song Hồng, cao thứ 6 cả nước (34,5%). Phụ nữ chiếm 53,8% tổng số người nhập cư tại Hà Nội năm 2019. Nhóm lao động di cư này thường tập trung trong khu vực phi chính thức, làm các công việc như thu gom rác, bán hàng rong, giúp việc gia đình hoặc các cơ sở dịch vụ nhỏ lẻ… Trong đó, 34,3% phụ nữ di cư gặp khó khăn về việc làm, 42,6% gặp khó khăn về chỗ ở, và 97,9% lao động khu vực phi chính thức không có bảo hiểm xã hội.

Hội nghị được thực hiện trực tuyến, Các đại biểu tham dự hội nghị thông qua Zoom meetingHội nghị được thực hiện trực tuyến, Các đại biểu tham dự hội nghị thông qua Zoom meeting.

“Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhóm phụ nữ di cư thuộc khu vực phi chính thức đặc biệt gặp khó khăn khi mang cả 3 đặc tính dễ bị tổn thương: nữ giới – di cư – lao động phi chính thức. 56,1% hộ gia đình nhập cư và 58,7% hộ gia đình nữ lao động khu vực phi chính thức không nghèo đã rơi xuống mức nghèo vào thời điểm tháng 4/2020. Người lao động di cư gặp phải thách thức kép: một mặt thu nhập và việc làm của họ bị đe dọa (87,9% lao động di cư đã mất việc hoặc giảm lương); mặt khác họ bị chia cắt khỏi gia đình ở quê hương vì các biện pháp giãn cách xã hội và phong tỏa” – bà Minh Hương lo ngại.

Tại buổi toạ đàm, bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch Thường trực, Hội LHPN TP Hà Nội cho biết, những năm qua, Hội LHPN Hà Nội luôn quan tâm, chỉ đạo, triển khai nhiều mô hình, hoạt động hỗ trợ nhóm lao động di cư trên địa bàn Thành phố. Cụ thể là các mô hình “Hỗ trợ lao động giúp việc gia đình tiếp cận chính sách an sinh xã hội, lao động và việc làm” tại Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng với 15 Câu lạc bộ giúp việc gia đình thu hút 500 thành viên; mô hình “Hỗ trợ nữ lao động nhập cư nghèo tại Hà Nội” tại Ba Đình, Hoàng Mai với 8 CLB phụ nữ di cư tại 4 đơn vị (Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng) thu hút hơn 800 thành viên.

Bà Nguyễn Thị Minh Hương, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Tuyên giáo, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Hội LHPN Việt Nam và bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch Thường trực, Hội LHPN TP Hà Nội đồng chủ trì buổi toạ đàm.Bà Nguyễn Thị Minh Hương, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Tuyên giáo, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Hội LHPN Việt Nam và bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN TP Hà Nội đồng chủ trì buổi toạ đàm.

Mô hình “Nhà trọ an toàn tại huyện Đông Anh hỗ trợ cho các nữ thanh niên và phụ nữ nhập cư trên địa bàn có nhu cầu được tiếp cận các thông tin về nơi ở và công việc an toàn; thành lập các Chi hội, Tổ phụ nữ, câu lạc bộ nhằm tập hợp hội viên phụ nữ di cư, đến nay đã chỉ đạo, thành lập 5 Tổ phụ nữ, 2 Chi hội: Chi hội lao động di cư tại Phúc Tân, Hoàn Kiếm, Chi hội phụ nữ trẻ ở Đông Anh; 20 nhóm tự lực, 20 nhóm nòng cốt, 15 điểm cung cấp thông tin dành cho lao động di cư tại 4 phường thuộc Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng.

Các mô hình duy trì sinh hoạt hàng quý tuyên truyền, tập huấn các kiến thức về pháp luật phòng, chống mua bán người; phòng chống bạo lực gia đình; Bình đẳng giới; Chính sách BHXH, BHYT tự nguyện, học nghề, kỹ năng chăm sóc cuộc sống, gia đình, kỹ năng nghề nghiệp… Qua đó, chị em phụ nữ di cư giảm nguy cơ tổn thương do bạo lực trên cơ sở giới, hỗ trợ nữ lao động tiếp cận các dịch vụ về an sinh xã hội trên địa bàn, ngày càng tự tin, năng động, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Trong thời gian dịch Covid-19, lao động di cư chịu nhiều ảnh hưởng. Hội LHPN Hà Nội đã có nhiều sáng kiến, hoạt động thiết thực hỗ trợ trực tiếp cho những người lao động nhập cư gặp khó khăn do đại dịch covid. Năm 2020, Ban Thường vụ Hội đã gửi thư ngỏ tới các chủ nhà trọ để miễn giảm tiền nhà cho người di cư; Năm 2021 gửi Thư khuyến nghị tới tới các đồng chí lãnh đạo Cấp ủy, chính quyền các quận huyện và cơ sở về việc triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại địch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

“Trong 2 năm, các cấp Hội đã vận động xã hội tổ chức nhiều phần quà cho nữ lao động di cư khó khăn, riêng Thành Hội đã hỗ trợ hơn 2.000 suất quà. Đồng thời, Thành Hội đã chỉ đạo, tổ chức giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid theo Nghị quyết 42; Phối hợp với tổ chức Light thành lập đường dây nóng và triển khai gói hỗ trợ kỹ thuật giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong đó tập trung hướng tới đối tượng lao động di cư không giao kết hợp đồng lao động chiếm 73,03%. Qua đường dây nóng và gói hỗ trợ kỹ thuật, đã giải đáp thắc mắc, cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân, hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục nhận hỗ trợ” – Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thuỷ cho biết. 

Tại toạ đàm, các đại biểu nêu một số khó khăn của phụ nữ lao động nhập cư và các vấn đề mà phụ nữ lao động nhập cư phải đối mặt, đặc biệt là vấn đề an toàn cho phụ nữ, trẻ em lao động di cư, đồng thời đề xuất nới lỏng vay vốn, tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ pháp lý, hỗ trợ học phí cho con em tại địa phương, đặc biệt là nâng cao kiến thức, tạo việc làm cho chị em…

Bà Đinh Thị Phương Liên, Chủ tịch Hội PN quận Ba Đình cho biết, trên địa bàn quận có nhiều lao động nữ nhập cư, với mức thu nhập tương đối thấp. Vì vậy cuộc sống của họ gặp khá nhiều khó khăn. Ở quận đã lập mô hình Câu lạc bộ chủ nhà trọ để cùng tuyên truyền, phối hợp hỗ trợ người lao động.

Tại phường Phúc Xá, câu lạc bộ này đã có những hỗ trợ thiết thực cho lao động thuê trọ. Các thành viên câu lạc bộ đã giảm từ 30-50% tiền thuê nhà, có hộ đã giảm tới 100% trong đợt giãn cách này. Ngoài ra, với những người thuê nhà lâu dài, chủ nhà trọ đã phối hợp với điện lực để lắp công tơ điện, giúp người thuê được thụ hưởng giá điện như những người có hộ khẩu ở đây. Tại phường Phúc Tân của quận Hoàn Kiếm thì có Hội lao động di cư tự lập. Hội đã được sự hỗ trợ của địa phương để cùng chăm sóc, hỗ trợ các hội viên.

Các ý kiến của đại diện Hội nữ Công an Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội cũng xoay quanh những khó khăn, vướng mắc mà nữ lao động nhập cư gặp phải như trình độ, nhận thức còn hạn chế, đa phần làm việc phi chính thức nên khó có điều kiện thụ hưởng các chính sách an sinh chung. Các ngành đều có sự hỗ trợ cụ thể, thiết thực đối với nữ lao động di cư.

Bà Nguyễn Thị Minh Hương đánh giá cao 11 ý kiến đóng góp của các đại biểu. Đây là cơ sở để Hội đề xuất giải pháp, chính sách đặc thù trong bối cảnh tình hình hiện nay đặt ra nhiều vấn đề mới cần quan tâm hỗ trợ, bảo vệ cho các nhóm phụ nữ này, đặc biệt là đại dịch Covid-19.

   HỒNG NHUNG 

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN quận Hoàng Mai: Tập huấn chuyên đề về học tập và làm theo Bác Hồ

Hội LHPN quận Hoàng Mai: Tập huấn chuyên đề về học tập và làm theo Bác Hồ

(PNTĐ) - Thiết thực hưởng ứng các hoạt động chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024),  Hội LHPN quận  Hoàng Mai phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị Quận tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" cho 250 cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn.
Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.