Nhiều giải pháp hỗ trợ người dân trong đại dịch

Chia sẻ

Sự xuất hiện của biến thể Delta đã khiến dịch Covid-19 tại nhiều quốc gia trở nên khó lường, các lệnh phong toả, giãn cách dài ngày hơn đã phần nào ảnh hưởng tới cuộc sống người dân, đặc biệt là những người nghèo, người yếu thế trong xã hội. Các nước đã thực hiện nhiều giải pháp để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch.

Sáng kiến ngân hàng thực phẩm

Là một trong những quốc gia thực hiện phong toả sớm ngay từ khi phát hiện những ca nhiễm đầu tiên, mạng lưới các tổ chức từ thiện đã phát triển mạnh mẽ ở Úc, trong đó có Foodbank (ngân hàng thực phẩm) là tổ chức cứu trợ lương thực lớn nhất, cung cấp hơn 70% lượng thực phẩm cho các tổ chức từ thiện trên toàn quốc.

Các nhóm của Foodbank ở bang New South Wales đã chuẩn bị tới 2.500-3.500 giỏ thực phẩm cứu trợ mỗi ngày do nhu cầu tăng trong thời gian phong toả. Số liệu thống kê của tổ chức này cho thấy nhu cầu hỗ trợ thực phẩm đã tăng trung bình 47% trong đại dịch, đặc biệt là trong nhóm sinh viên quốc tế và lao động phổ thông.

Không chỉ riêng thực phẩm, khoảng 10% số lượng đồ mà Foodbank cung cấp cho người dân là các mặt hàng thiết yếu khác bao gồm cả kem đánh răng, bột giặt, thậm chí là đồ cho vật nuôi. Foodbank thường phân phối hàng cứu trợ thông qua mạng lưới 2.600 đối tác từ thiện, từ những tên tuổi lớn như Hội Chữ thập đỏ đến các trung tâm tạm trú cho nạn nhân bạo lực gia đình ở địa phương.

Các tình nguyện viên nhóm Phụ nữ Hồi giáo Hội đồng Victoria chuẩn bị thực phẩm cứu trợ tại Coburg, ngoại ô Melbourne.Các tình nguyện viên nhóm Phụ nữ Hồi giáo Hội đồng Victoria chuẩn bị thực phẩm cứu trợ tại Coburg, ngoại ô Melbourne. (Ảnh: Sydney Morning Herald)

Sử dụng quân đội là lực lượng nòng cốt

Tại Úc, 300 binh sĩ không vũ trang đã được điều động đến bang New South Wales để phối hợp với cảnh sát địa phương thực thi lệnh phong tỏa thành phố Sydney và các vùng lân cận. Nhiệm vụ chính của lực lượng này là bảo đảm cư dân tuân thủ quy định ở trong nhà, hạn chế ra đường.

Không chỉ thực thi các biện pháp hạn chế, quân đội các nước còn được triển khai nhằm hỗ trợ mua sắm, sản xuất, bảo quản, vận chuyển, phân phối những vật tư thiết yếu như đồ bảo hộ cá nhân, máy thở và oxy. Nhiều quốc gia còn sử dụng các đơn vị quân đội để thực hiện xét nghiệm virus lưu động, sàng lọc bệnh nhân tại các bệnh viện.

Tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, ít nhất 10.000 quân y đã được huy động để điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 tại Hồ Bắc, quân đội Trung Quốc còn đảm nhiệm việc cung cấp thuốc cho các bệnh viện, chuyển thực phẩm cho người dân địa phươngvùng phong tỏa.

Ở Hàn Quốc, quân đội đóng vai trò hỗ trợ đắc lực trong quá trình kiểm soát đại dịch. Bộ chỉ huy Hóa học, Sinh học, Phóng xạ và Hạt nhân Hàn Quốc là tiền tuyến ban đầu giúp khử trùng các bệnh viện và những cơ sở khác tại Daegu, thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi Covid-19 mới bùng phát ở Hàn Quốc.

5.000 quân nhân Anh đã tham gia một “chiến dịch quân sự trong nước lớn chưa từng có trong thời bình” đó là giúp Cơ quan Y tế Quốc gia (NHS) triển khai chương trình tiêm chủng đại trà vắc-xin Covid-19, xét nghiệm diện rộng cùng nhiều hoạt động hậu cần khác.

Cấp tiền cho người nghèo

Trong năm 2020 và 2021, chính phủ liên bang đã cấp cho người Mỹ một số tiền lớn chưa từng có. Nước này sử dụng chiến lược củng cố mạng lưới an sinh hiện có để đối phó Covid-19, theo đó chính quyền sẽ cung cấp các khoản cứu trợ cho những loại chi tiêu cụ thể, như thực phẩm hoặc nhà ở. Các loại phiếu thực phẩm/trợ cấp SNAP (dinh dưỡng bổ sung) được nâng giá trị, người đi thuê nhà được đảm bảo và hỗ trợ trong hơn một năm. Đặc biệt phải kể đến gói hỗ trợ lớn chưa từng có – chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của từng người dân. Theo đó, tháng 3 và tháng 12/2020, tháng 3/2021, hầu hết người Mỹ trưởng thành nhận được một khoản trợ cấp trị giá 3.200 USD cho mỗi người và 2.500 USD đối với trẻ em. Sau đó, bắt đầu từ tháng 7/2021, hầu hết trẻ em Mỹ bắt đầu nhận được 250 USD/tháng, trẻ nhỏ nhận được 300 USD/tháng.

Tuy nhiên nhằm đảm bảo việc có thể hỗ trợ lâu dài cho người nghèo, các nhà nghiên cứu đã đề xuất một chương trình giảm nghèo vĩnh viễn trong đó có các nội dung như tăng cường trợ cấp thất nghiệp vĩnh viễn và thực hiện các biện pháp kích hoạt để tăng trợ cấp trong thời kỳ suy thoái.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam tăng tốc kết nối đường sắt với Trung Quốc, thúc đẩy hợp tác số với ASEAN và Úc

Việt Nam tăng tốc kết nối đường sắt với Trung Quốc, thúc đẩy hợp tác số với ASEAN và Úc

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 và các hội nghị liên quan tổ chức tại Malaysia, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có loạt cuộc tiếp xúc song phương với đại diện ngoại giao Trung Quốc, Algeria và Úc, đồng thời tham dự nhiều hội nghị quan trọng với các đối tác của ASEAN.
ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

(PNTĐ) - Chiều 9/7, tiếp tục chương trình làm việc tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự phiên họp hẹp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 với trọng tâm là kiểm điểm, định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN và trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Brazil

Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Brazil

(PNTĐ) - Sáng 9/7, sau gần 24 giờ bay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và hoạt động song phương tại Cộng hòa Liên bang Brazil từ ngày 4/7 theo lời mời của Tổng thống Brazil Lula da Silva.