Ứng dụng chuyển đổi, đưa ra sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng

Chia sẻ

Sau thành công của Ngày hội livestream đặc sản OCOP Hà Nội diễn ra đầu tháng 6 vừa qua, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức Ngày hội livestream đặc sản OCOP lần 2.

Để tiếp tục hỗ trợ các chủ thể đưa các sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn đến tay người tiêu dùng, bảo đảm chất lượng, đồng thời giúp các chủ thể OCOP vượt qua khó khăn của đại dịch, vừa qua “Diễn đàn trực tuyến Hà Nội 2021 - Kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và Nông sản, thực phẩm an toàn” được tổ chức.

Đây là chương trình phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội với Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, Sở Công Thương Hà Nội.

Theo Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Hanofarm Tô Đức Minh, trước khi đợt dịch thứ 4 hoành hành, trên 80% khách hàng vẫn mua hàng trực tiếp qua hệ thống cửa hàng của công ty. Thế nhưng, từ khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, nhiều người đã chuyển sang mua sắm online. 

Các sản phẩm rau sạch được cấp giấy chứng nhận OCOPCác sản phẩm rau sạch được cấp giấy chứng nhận OCOP.

Nhằm tránh tình trạng "đứt gãy" chuỗi cung ứng, ở công đoạn vận chuyển, Hanofarm đã đăng ký ô tô chạy luồng xanh và xe máy hoạt động với Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội, giúp hệ thống bán buôn và bán lẻ hoạt động thuận lợi. Đội ngũ shipper là nhân viên của công ty tuân thủ chặt chẽ quy định phòng, chống dịch bệnh. Nhờ vậy, bán hàng trực tuyến hiện chiếm tới trên 95% tổng doanh thu của công ty. 

Tại diễn đàn, bà Hoàng Thị Thúy Nga, Phó trưởng phòng Kinh tế huyện Gia Lâm cho biết, huyện có 49 sản phẩm đạt OCOP 3, 4 sao, bình quân hàng năm đưa ra thị trường 69 nghìn tấn rau, 65 nghìn tấn quả. Tuy nhiên, sản phẩm rau quả được kết nối vào các siêu thị, trường học còn thấp, chủ yếu qua hệ thống chợ dân sinh. Hiện nay, dịch bệnh các trường học nghỉ, một số chợ dân sinh tạm đóng cửa nên ảnh hưởng đến sự tiêu thụ của sản phẩm. 4 sản phẩm nông nghiệp của huyện đang được cần hỗ trợ tiêu thụ là nhãn chín muộn của Hưng Yên trồng tại Gia Lâm, cùi dày, to, ngọt, thơm còn khoảng 100 tấn, hàng ngày cần tiêu thụ 10 tấn, chứng nhận Vietgap; Dưa củ cải còn 15 tấn, bình quân mỗi ngày cần tiêu thụ 3 tấn; Chuối tiêu hồng và chuối tây thái, bình quần mỗi ngày cần tiêu thụ 4-5 tấn trồng tại xã Kim Sơn. Qua diễn đàn, rất mong các cấp chung tay hỗ trợ, tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo ổn định cuộc sống trong thời gian giãn cách. 

Sau khi nghe 10 đơn vị giới thiệu các sản phẩm, bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng, để tham gia thị trường trên tất cả các kênh thì phải tuân thủ các điều kiện chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, giá thành sản phẩm.

Thứ nhất, phải xác định sản phẩm sản xuất ra cũng chính là để cho bản thân mình, gia đình mình sử dụng thì bất kỳ giá nào cũng được thị trường ủng hộ. Nếu chúng ta vẫn phân biệt sản phẩm mang đi bán khác với sản phẩm dùng tại gia đình thì không thể nào vào được thị trường. Bởi vì, đánh giá cuối cùng là ở người tiêu dùng, các hệ thống bán lẻ đều có hệ thống kỹ thuật để kiểm định chất lượng sản phẩm. Thứ 2, sản phẩm phải tuân thủ theo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm với các chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP... Thứ 3, các doanh nghiệp phải duy trì thời hạn chứng nhận sản phẩm an toàn thì sản phẩm mới vào được hệ thống bán lẻ. Thứ 4, phải vận hành bộ máy quản lý đồng bộ từ khâu sản xuất, giới thiệu sản phẩm, phân phối để sản phẩm tham gia vào thị trường một cách tốt nhất.

Bà Vũ Thị Hậu gợi ý thêm các đơn vị cần có những giải pháp tình thế, nếu các sản phẩm không xuất khẩu được, hoặc dịch bệnh không bán được, thì phòng kinh tế các quận huyện, liên hệ với các chi hội phụ nữ, các ban quản lý chung cư, để có những địa chỉ xuất hàng, đảm bảo việc được mùa không rớt giá mà người cần mua được sản phẩm sạch, an toàn.  

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng: “Chúng ta đang ở một thời điểm rất đặc biệt, cũng có thể coi là thời điểm bất bình thường trong tác động của Covid -19. Chính vì thế cần có những đổi mới để ứng phó với bối cảnh bất bình thường này. Chúng tôi vừa qua cũng đã dữ liệu hóa toàn bộ 32 tỉnh thành phía Bắc về chuỗi nông sản an toàn, thống kê về sản lượng, nhu cầu thực tế và mức độ tiêu dùng của người dân của từng địa phương để chúng ta chuẩn bị cho những kịch bản khác nhau. Chẳng hạn như, vấn đề tự cung tự cấp của Hà Nội một ngày, một tháng là bao nhiêu, hay từng địa phương của các tỉnh phía Bắc là bao nhiêu. Để chúng ta phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước thậm chí là chi viện cho các tỉnh phía Nam. Đây là nhiệm vụ cấp bách mà có tính lâu dài”.

Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội.

 HÀ LINH

 

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng phường Việt Hưng văn minh, hiện đại, nghĩa tình

Xây dựng phường Việt Hưng văn minh, hiện đại, nghĩa tình

(PNTĐ) - "Việc tổ chức thành công đại hội Đảng các cấp là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là tiền đề để xây dựng một tổ chức bộ máy chính quyền vận hành hiệu quả trong điều kiện mới",  đồng chí Đường Hoài Nam - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường Việt Hưng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Công bố quyết định thành lập các tổ chức cơ sở Đảng mới, sắp xếp các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Đảng ủy phường; Quán triệt, triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội chi bộ, đảng bộ tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Việt Hưng lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030.
Xã Thanh Trì: Chính quyền mới, tư duy mới, hành động mới, vì nhân dân phục vụ

Xã Thanh Trì: Chính quyền mới, tư duy mới, hành động mới, vì nhân dân phục vụ

(PNTĐ) - Từ những dấu ấn đầu tiên trong phục vụ người dân đến nỗ lực tuyên truyền các chủ trương mới của Đảng và Nhà nước trong việc vận hành mô hình chính quyền hai cấp tại xã Thanh Trì đã và đang tạo dựng niềm tin, sự đồng thuận, kỳ vọng vào một bộ máy chính quyền thân thiện, hiệu quả và phục vụ người dân tốt hơn.
Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu góp sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu góp sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Ngày 14/7, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức họp báo thông tin về Diễn đàn “Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI” năm 2025 với chủ đề “Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu góp sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới”.
TYM Mê Linh – Điểm tựa kinh tế cho phụ nữ nghèo và yếu thế

TYM Mê Linh – Điểm tựa kinh tế cho phụ nữ nghèo và yếu thế

(PNTĐ) - Những năm qua, tổ chức Tài chính vi mô Tình Thương (TYM) – Chi nhánh Mê Linh, Hà Nội luôn giữ vững vai trò là điểm tựa kinh tế tin cậy cho phụ nữ nghèo, cận nghèo và phụ nữ yếu thế. Không chỉ mang đến những khoản vay nhỏ, TYM Mê Linh còn trao cơ hội, niềm tin và đồng hành cùng chị em trên hành trình thoát nghèo bền vững, vươn lên làm chủ cuộc sống.