GAIA Châu Á Thái Bình Dương và Liên minh Không Rác Việt Nam tiết lộ sự thật về việc đốt rác thải

Chia sẻ

Trong cuộc họp báo diễn ra ngày 15/9, Liên minh Toàn cầu về Giải pháp Thay thế Lò đốt Châu Á Thái Bình Dương (GAIA) và Liên minh Không Rác Việt Nam (VZWA) đã đưa ra Thông điệp vì lợi ích của công chúng (PSA) tiết lộ những sự thật về việc đốt rác cũng như các lò đốt rác phát điện.

Với sự tham gia của giáo sư - nhà khoa học môi trường nổi tiếng, Tiến sĩ Jorge Emmanuel, Thông điệp vì lợi ích của công chúng đã loại bỏ các lập luận của những người ủng hộ lò đốt.

“Biến Chất thải thành năng lượng (WTE) chỉ đơn giản là việc đốt chất thải một cách trá hình. Nó đốt hàng tấn chất thải đô thị để tạo ra năng lượng đồng thời thải ra một lượng lớn chất ô nhiễm độc hại và khí nhà kính", giáo sư Jorge Emmanuel cho hay.

Khói thải ra từ rác thải khiến môi trường trở nên tồi tệ hơn.Khói thải ra từ rác thải khiến môi trường trở nên tồi tệ hơn.

Ở khu vực Nam bán cầu, việc đốt chất thải đang được coi là một giải pháp khắc phục các vấn đề về chất thải nhanh chóng. Tuy nhiên, những lợi ích giả định của nó không thể vượt qua các chi phí về sức khỏe, kinh tế và môi trường đối với các thành phố và cộng đồng.

Trong “Thông điệp vì lợi ích của công chúng”, Tiến sĩ Emmanuel đã chứng minh những nỗi sợ hãi và nhấn mạnh rằng các lò đốt rác không thực hiện được lời hứa của họ.

“Ngay cả khi các chính phủ áp dụng các tiêu chuẩn khí thải quốc tế, điều đó cũng không đảm bảo rằng lượng khí thải nguy hại sẽ không được thải ra, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nơi không có năng lực kỹ thuật để giám sát phát thải liên tục”, ông nhấn mạnh.

Ở Việt Nam, lò đốt rác được đưa vào sử dụng như một cách thức để kiểm soát rác thải do quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Tiến sĩ Quách Thị Xuân, điều phối viên của Liên minh Không Rác Việt Nam chia sẻ: “Việt Nam là nơi có các lò đốt ở nhiều quy mô lớn nhỏ. Chúng đốt hơn 500 tấn rác thải mỗi ngày. Điều đáng lo ngại là ngay cả ở châu Âu, nơi có các tiêu chuẩn cao cũng đã có sự ghi nhận về việc các lò đốt rác thải tạo ra khí nhà kính, dioxin và furan”.

Khói bụi từ các lò đốt rác là nỗi ám ảnh với người dân sống trong khu vực.Khói bụi từ các lò đốt rác là nỗi ám ảnh với người dân sống trong khu vực.

Các lò đốt rác sử dụng chất thải dễ cháy như nhựa. Phần lớn các chất thải này được làm từ nhiên liệu hóa thạch, nhựa được đốt trong các lò đốt sẽ tạo ra thêm hơn 850 triệu tấn khí nhà kính cho bầu khí quyển - tương đương với mức ô nhiễm gây ra bởi 189 nhà máy nhiệt điện than có công suất 500 megawatt mới.

Tiến sĩ Xuân lưu ý rằng khoảng một nửa lượng rác thải đô thị ở Việt Nam và các khu vực còn lại của châu Á là rác hữu cơ, chúng nên được ủ làm phân hữu cơ thay vì đốt.

Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng khí thải độc hại có thể được sản sinh từ việc vận hành không thành công các lò đốt do rác thải có chất lượng thấp. Tiến sĩ Xuân cho biết thêm: "Ở Việt Nam và các khu vực còn lại của châu Á, thành phần rác nhựa và các vật liệu dễ cháy khác chỉ chiếm 20-30% tổng số chất thải”.

“Nhiệt trị và hiệu suất thu hồi năng lượng của các lò đốt chất thải rất thấp. Chúng ta đốt rất nhiều vật liệu hữu ích trong khi không tạo ra đủ năng lượng. Những lò đốt này cũng lấy đi các nguồn tài nguyên có thể được tái chế, tái sử dụng hoặc dùng cho mục đích khác và nó ảnh hưởng đến sinh kế của các ngành dựa vào tái chế và thu hồi vật liệu", tiến sĩ giải thích.

Nếu vận hành không hiệu quả, các lò đốt rác còn có thể thải ra thêmNếu vận hành không hiệu quả, các lò đốt rác còn có thể thải ra tới hơn 850 triệu tấn khí nhà kính

Một báo cáo do GAIA công bố cho biết, các lò đốt rác có mâu thuẫn với lĩnh vực thu gom rác thải vì nó lấy đi các vật liệu có giá trị như nhựa, bìa cứng, giấy và vải dệt mà lẽ ra có thể được thu gom bởi các công nhân môi trường và người nhặt rác. Do đó làm gián đoạn sinh kế và nguồn thu nhập của họ.

Trong báo cáo "Mô hình Không Chất Thải và Phục hồi Kinh Tế: Tiềm năng tạo việc làm của các giải pháp từ Mô hình Không Chất Thải", GAIA ước tính, nhiều việc làm hơn có thể được tạo ra nhờ các hoạt động sửa chữa, tái sử dụng, tái chế và ủ phân hữu cơ so với những hoạt động chỉ tập trung vào đốt và chôn lấp chất thải. Ví dụ: thành phố Hồ Chí Minh sẽ tạo ra ít nhất 18.000 việc làm bằng cách áp dụng hệ thống Mô hình Không Chất Thải.

Nhắc lại báo cáo của GAIA và cảm nhận của cộng đồng bị ảnh hưởng bởi lò đốt rác thải, Froilan Grate, điều phối viên GAIA ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho biết: “Đốt rác không phải là một giải pháp kỳ diệu. Trên thực tế, các lò đốt rác sẽ đổ thêm dầu vào ngọn lửa tàn phá vốn đã bao gồm chất thải độc hại, ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu.

Trong khi đó, bằng cách chọn Mô Hình Không Chất Thải, chúng ta sẽ tiết kiệm được các nguồn tài nguyên quý giá, cung cấp việc làm và tránh bị bó buộc vào các hợp đồng dài hạn khiến nền kinh tế của các thành phố trở nên cạn kiệt. Vì môi trường và công bằng xã hội, Mô Hình Không Chất Thải chính là giải pháp cần thực hiện.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

(PNTĐ) - Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế của Việt Nam.
Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

(PNTĐ) - Để công chúng hiểu rõ hơn về ASEAN, các cơ quan báo chí Việt Nam cần có những tác phẩm báo chí phân tích, nhận định chuyên sâu hơn về các cơ hội cũng như thách thức và thành tựu mà khối ASEAN đã đạt được. Đặc biệt là trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều biến động.