Ân tình trong đại dịch và kỷ niệm về chiếc áo dài

Chia sẻ

Ngày 18/9/2021, Đoàn công tác của Hội LHPN Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Thường trực làm trưởng đoàn đã tới thăm, tặng quà phụ nữ là lao động tự do, di cư tại 2 quận Hoàn Kiếm, Hoàng Mai. Tại nhiều địa bàn, đây là lần thứ 2 kể từ đợt dịch thứ 4 bùng phát, chị em được đón nhận sự quan tâm của Hội LHPN Hà Nội.

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội trao quà cho nữ lao động tự do, di cư tại phường Chương Dương, quận Hoàn KiếmĐồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy (người áo tím đứng giữa), Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội trao quà cho nữ lao động tự do, di cư tại phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm

Trong lần thăm này, được sự tài trợ của Cơ quan hợp tác phát triển Bỉ (Oxfam), Hội LHPN Hà Nội phối hợp với Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh sáng LIGHT và tổ chức Oxfam tại Việt Nam đã gửi tặng 320 suất quà, mỗi suất trị giá 500.000 đồng cho 320 chị em là nữ lao động tự do, di cư tại 5 phường Phúc Tân, Chương Dương (quận Hoàn Kiếm), Thanh Trì, Thịnh Liệt, Định Công (quận Hoàng Mai).

Ân tình trong đại dịch và kỷ niệm về chiếc áo dài - ảnh 2

Tại mỗi điểm, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch, Đoàn trao quà cho đại diện một số chị em nữ lao động tự do, di cư, sau đó trao ủy quyền cho Hội LHPN hai Quận gửi tới tận tay các chị em khác.

Trong không khí ấm áp yêu thương, đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội chia sẻ với các nữ lao động di cư tại 5 phường: Dịch bệnh Covid-19 đã và đang tác động tiêu cực tới đời sống của mọi người, mọi nhà, trong đó, các chị em phụ nữ lao động di cư  là đối tượng chịu nhiều tổn thương nhất.

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội phát biểu tại buổi tặng quà tại quận Hoàn KiếmĐồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội phát biểu tại buổi tặng quà tại quận Hoàn Kiếm.

Nhiều chị một mình lên Thành phố mưu sinh bằng các công việc như giúp việc gia đình, chạy chợ, tạp vụ, buôn bán đồng nát… Khi dịch bệnh xảy ra, các chị phải tạm dừng công việc, đồng nghĩa với nguồn sống cũng mất đi. Kinh tế eo hẹp, lại thêm nỗi nhớ nhà, lo lắng cho gia đình ở quê… là những khó khăn kép mà các chị đang gặp phải.

Từ sự thấu hiểu ấy, tổ chức Hội luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho các chị em. Cùng với nguồn kinh phí của Hội, thời gian qua, Hội LHPN Hà Nội còn chủ động vận động xã hội hóa, kêu gọi sự chung tay của các đơn vị, cá nhân hảo tâm để gia tăng nguồn lực, triển khai nhiều hơn nữa các hoạt động, chương trình hỗ trợ nữ lao động tự do, di cư.

Các đồng chí lãnh đạo Hội LHPN Hà Nội, Hội LHPN quận Hoàng Mai tặng quà cho nữ lao động di cư tại quận Hoàng MaiCác đồng chí lãnh đạo Hội LHPN Hà Nội, Hội LHPN quận Hoàng Mai tặng quà cho nữ lao động di cư tại quận Hoàng Mai.

Lần này, tiếp tục trở lại thăm chị em nữ lao động tự do, di cư ở hai Quận, đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội rất vui khi thấy các chị em vẫn lạc quan, có sức khỏe tốt, nỗ lực vượt qua khó khăn, chấp hành nghiêm các quy định của Chính phủ, Thành phố trong phòng, chống dịch.

Đồng chí cũng gửi lời cảm ơn tới đại diện cấp ủy, chính quyền địa phương và đánh giá cao sự vào cuộc tích cực của Hội LHPN tại các địa bàn đã luôn quan tâm, chăm lo đời sống của các chị em. Đến nay, các chị em nữ lao động tự do, di cư tại các địa bàn đều đã được tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19, trong đó một số chị đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Hội phụ nữ cũng đã tham gia rà soát, hỗ trợ nhiều chị em được nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Thủ tướng Chính phủ dành cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội và đơn vị đồng hành tới thăm  chị Lê Thị Phụng và gia đình tại nhà trọĐồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội và đơn vị đồng hành tới thăm chị Lê Thị Phụng và gia đình tại nhà trọ.

Sau buổi trao quà, Đoàn Hội LHPN Hà Nội và Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh sáng LIGHT cũng đã tới thăm nơi ở, tặng quà và tiền cho 5 nữ lao động di cư tại phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm và phường Định Công, quận Hoàng Mai.

Mắc bệnh xương khớp phải nằm một chỗ nên không thể tham gia buổi trao quà, chị Lê Thị Phụng, sinh năm 1962, phường Định Công, quận Hoàng Mai không nghĩ sẽ được đón các đồng chí lãnh đạo Hội và tổ chức đồng hành tới nhà trọ, thăm hỏi cuộc sống của chị và gia đình.

Không cần đợi giới thiệu, chị nhận ra ngay đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy, vì trước đây, đồng chí đã tới tham gia sinh hoạt với CLB Phụ nữ di cư mà chị là thành viên. Chị Phụng cũng rưng rưng chia sẻ về chiếc áo dài được đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội tặng cho chị và một số chị em cách đây ít năm để các chị  mặc tham gia trình diễn áo dài tại đêm Liên hoan văn nghệ do Hội LHPN Hà Nội tổ chức cho nữ lao động nhập cư tại quận Hoàng Mai. “Chiếc áo dài đó giờ tôi luôn giữ và mặc vẫn đẹp lắm”- chị  Phụng xúc động kể lại.

Với chị Phụng và nhiều chị em nữ lao động tự do, di cư khác, trong lúc dịch bệnh, được nhận sự quan tâm, động viên, chia sẻ của Hội LHPN Hà Nội và các tổ chức đồng hành… giống như một miếng ân tình khi đói bằng cả một gói khi no.

HOÀNG LAN

Tin cùng chuyên mục

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.
Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.