Văn Miếu-Quốc Tử Giám: Nhiều giải pháp kết nối giới trẻ với di sản

Chia sẻ

Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám sẽ có nhiều hoạt động hướng tới giới trẻ trong thời kỳ bình thường mới nhằm giúp thế hệ trẻ nâng cao hiểu biết về giá trị cốt lõi của di sản.

Nhằm hướng tới mục tiêu phục hồi và phát triển trong thời kỳ bình thường mới, Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám sẽ có sự thay đổi cả về hình ảnh cũng như cách thức hoạt động và cách tiếp cận công chúng nhằm phát huy và nâng cao những giá trị đặc biệt của khu di sản.

Đó là nội dung dự án Không gian Văn hóa Quốc Tử Giám do Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám phối hợp với tổ chức văn hóa-giáo dục phi lợi nhuận Gavisto Diplomat và các đơn vị liên quan thực hiện.

Theo đó, trang Fanpage và Instagram Không gian văn hóa Quốc Tử Giám đã được lập ra nhằm quảng bá cho các sự kiện cũng như cung cấp các thông tin về lịch sử Việt Nam thời kỳ trung đại tới người đọc một cách có hệ thống, dễ hiểu, gần gũi và thú vị nhất.

Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám sẽ có hướng tiếp cận mới trong giai đoạn hậu giãn cách. (Ảnh: vanmieu.gov.vn)Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám sẽ có hướng tiếp cận mới trong giai đoạn hậu giãn cách. (Ảnh: vanmieu.gov.vn)

Tiến sỹ Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hoá Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám khẳng định sẽ đổi mới hình ảnh của Văn Miếu-Quốc Tử Giám, để di tích không chỉ còn là nơi để du khách đến tham quan, dâng hương đơn thuần mà sẽ trở thành địa điểm diễn ra nhiều hoạt động lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, là nơi trưng bày các sản phẩm sáng tạo, truyền cảm hứng cho sự sáng tạo. Ông cũng tiết lộ, Trung tâm đã chuẩn bị nhiều phương án về nhân lực và vật lực, trong đó chú trọng vào phát triển công nghệ nhằm quảng bá, phát huy giá trị di tích cũng như xây dựng các sản phẩm du lịch, các hoạt động để phục vụ khách tham quan ngay trong giai đoạn hậu giãn cách.

Đồng quan điểm, Ông Trương Quốc Toàn, cố vấn hoạt động phát huy giá trị du lịch của Văn Miếu – Quốc Tử Giám cho rằng, thay vì phục vụ mang tính đại chúng cho đoàn 40-50 người thì cần đưa ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhiều nhu cầu, trình độ khác nhau nhằm hướng tới tăng tính trải nghiệm.

Theo ông Toàn: "Làm di tích phải có tư duy mới nhằm “phá bỏ tường rào” trong không gian số, chủ động đưa giá trị di sản đến với người xem chứ không chờ người xem tìm đến. Chúng ta phải làm sao để khách đến 1 lần rồi mong muốn được quay trở lại nhiều lần nữa".

Văn Miếu đang có sự đổi thay về cách thức hoạt động, nhận diện hình ảnh để phù hợp hơn với người trẻ. (Ảnh: Gavisto Diplomat).Văn Miếu đang có sự đổi thay về cách thức hoạt động, nhận diện hình ảnh để phù hợp hơn với người trẻ. (Ảnh: Gavisto Diplomat).

Gần nhất là chương trình mạn đàm “Đạo học trong Không gian Văn hóa Quốc Tử Giám” dự kiến sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến vào đầu tháng 10.

Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu chia sẻ về nền giáo dục Việt Nam thời trung đại cũng như sứ mệnh của Quốc Tử Giám trong việc truyền tải và giữ gìn các giá trị trên. Bên cạnh đó, nhiều chương trình thảo luận về lịch sử, văn hóa Việt cũng đã được lên kế hoạch tổ chức.

Bà Hoàng Đoan Trang, đại diện Gavisto Diplomat cho biết, dự án hướng tới kết nối những người trẻ đến với không gian di sản thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật gần gũi, thú vị, giúp các bạn trẻ khơi dậy tình yêu với lịch sử, văn hóa của đất nước. Để rồi từ đó cùng chung tay bảo tồn, kế thừa những giá trị đáng quý của di sản.

Bên cạnh đó, dự án còn tái hiện lại các hoạt động giảng dạy và học tập tại không gian Quốc Tử Giám, giúp đưa di tích trở thành một không gian sinh hoạt văn hóa gần gũi, sống động và bổ ích với mọi đối tượng, đặc biệt là các bạn trẻ.

“Văn Miếu không chỉ là nơi các sỹ tử cầu đỗ đạt, du khách tới tham quan mà nơi đây còn có Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam, là nơi đào tạo anh tài của đất nước. Bởi vậy, dự án mong muốn hình ảnh của di tích trở nên gần gũi hơn với đời sống và văn hóa của con người hiện đại,” bà chia sẻ.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

“Đất nước trọn niềm vui”: Biết ơn thế hệ cha anh hy sinh vì độc lập dân tộc

“Đất nước trọn niềm vui”: Biết ơn thế hệ cha anh hy sinh vì độc lập dân tộc

(PNTĐ) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp  tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”. Chương trình là dịp bày tỏ lòng biết ơn đối với những thế hệ đã hy sinh xương máu vì độc lập, thống nhất Tổ quốc.
Hà Nội: Biểu diễn nghệ thuật nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ

Hà Nội: Biểu diễn nghệ thuật nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) -Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phân công cho 7 đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở sẽ tổ chức biểu diễn phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố.
Công viên nước Hồ Tây đã sẵn sàng đón 5 vạn khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Công viên nước Hồ Tây đã sẵn sàng đón 5 vạn khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(PNTĐ) - Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày bắt đầu từ ngày 27/4 đến 1/5/2024. Với thời tiết được dự báo nắng nóng, oi bức, các điểm vui chơi giải trí trên địa bàn Thủ đô dự kiến sẽ thu hút đông đảo du khách tham quan. Hiện, Công viên nước Hồ Tây đã sẵn sàng các phương án cho việc dự kiến đón 5 vạn khách vào dịp này.