Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

THU MÂY
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Phát biểu khai mạc và đề dẫn hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, khẳng định: Sau hơn bốn thập kỷ thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và toàn diện, tạo nền tảng vững chắc để bước vào một thời kỳ phát triển mới, được Đảng gọi tên là “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Đây không chỉ là một khái niệm mang tính biểu tượng mà là một quan điểm mang nội hàm khoa học, thể hiện tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược phát triển quốc gia trong thời đại hội nhập sâu rộng, phát triển nhanh và bền vững. Tại Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (tháng 9 năm 2024), tư tưởng này đã được thống nhất và xác lập, mở ra một thời kỳ phát triển có tính chất đột phá trên tất cả các lĩnh vực.

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - ảnh 1
Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” có sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước.

Trong dòng chảy lớn ấy, văn học, nghệ thuật giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Không chỉ là lĩnh vực tinh thần, văn học nghệ thuật còn là động lực thúc đẩy sự chuyển hóa về tư duy, khơi dậy cảm hứng sáng tạo, hun đúc tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường và khát vọng vươn lên của toàn dân tộc. Đó là sức mạnh mềm đặc thù, có khả năng kết nối giữa truyền thống và hiện đại, giữa bản sắc dân tộc và các giá trị phổ quát của nhân loại, từ đó góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Hội thảo đã tập trung phân tích và thảo luận 5 nhóm vấn đề lớn, gồm: Tăng cường nhận thức về vai trò quan trọng của văn học, nghệ thuật trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước; phát triển một nền văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện đại, khoa học, nhân văn, giàu bản sắc dân tộc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chăm lo phát triển đội ngũ, xây dựng môi trường thuận lợi nhằm phát huy cao nhất tài năng của nghệ sĩ; phát triển thị trường văn học, nghệ thuật; xây dựng công nghiệp văn hóa và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sáng tạo và phổ biến văn học, nghệ thuật; coi trọng bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn học, nghệ thuật dân tộc đồng thời với việc mở rộng hội nhập và đối thoại văn hoá quốc tế.

Trong tham luận về định hướng phát triển điện ảnh, Tiến sĩ Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam, nhấn mạnh: Điện ảnh đang đứng trước một cơ hội lịch sử để trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, có vai trò quảng bá hình ảnh quốc gia và phát triển kinh tế sáng tạo. Để hiện thực hóa mục tiêu này, cần phát triển nền điện ảnh mang bản sắc Việt, hiện đại về công nghệ, chuyên nghiệp trong vận hành và hội nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Việc ứng dụng công nghệ mới, chuyển đổi số, đào tạo thế hệ làm phim trẻ, và xây dựng thương hiệu điện ảnh quốc gia – định vị hình ảnh Việt Nam trên bản đồ điện ảnh thế giới… là những nhiệm vụ cấp thiết trong bối cảnh chuyển mình của dân tộc.

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - ảnh 2
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương tại hội thảo- Ảnh: ND

PGS.TS Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nhấn mạnh vai trò không thể thay thế của đội ngũ văn nghệ sĩ trong kỷ nguyên mới. Theo PGS.TS Đỗ Hồng Quân, cần xác định sứ mệnh cao cả của văn nghệ sĩ và phát huy vai trò cá nhân sáng tạo trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; cần không ngừng nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp, tính độc đáo, tính dân tộc và tính hiện đại của văn học nghệ thuật Việt Nam trong hội nhập quốc tế với bản sắc riêng của dân tộc.

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - ảnh 3
PGS.TS.NS Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam phát biểu. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Điệp, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học nghệ thuật – Hội Nhà văn Việt Nam, cho rằng: Sau 40 năm đổi mới, đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới, đặt ra nhiều yêu cầu mới cho văn học nghệ thuật. Trong bối cảnh đó, văn học nghệ thuật phải phản ánh chân thực và sâu sắc đời sống đương đại, trở thành nhân tố định hình bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời là sức mạnh mềm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. T

uy nhiên, ông cũng cảnh báo những thách thức như sự thương mại hóa quá mức, lệch chuẩn trong chức năng giáo dục tư tưởng, chạy theo thị hiếu tầm thường… đang khiến nền văn học nghệ thuật mất đi chiều sâu và bản lĩnh. Cần một chiến lược phát triển rõ ràng, nhất quán để phân biệt đâu là cơ hội, đâu là thách thức, từ đó thiết lập hệ sinh thái văn hóa sáng tạo lành mạnh, hiệu quả và bền vững, đáp ứng tốt nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của nhân dân đồng thời nâng tầm vị thế văn hoá, con người Việt Nam trên trường quốc tế.

Từ góc độ quản lý văn hóa, Thạc sĩ Bùi Thanh Tâm, Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa văn nghệ (Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương) đánh giá cao vai trò của hệ thống chính trị và sự vào cuộc tích cực của đội ngũ văn nghệ sĩ trong việc phát triển nền văn học nghệ thuật nước nhà.

Ông nêu vấn đề, để có được nhiều tác phẩm đỉnh cao xứng tầm thời đại, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, đồng thời đặc biệt coi trọng đầu tư vào đội ngũ văn nghệ sĩ – những người có khát vọng cống hiến, bản lĩnh chính trị vững vàng và sự dấn thân với thực tiễn cuộc sống.

Hội thảo khoa học “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” đã để lại nhiều dấu ấn cả về nội dung lý luận và thực tiễn. Những ý kiến phát biểu sâu sắc, những tham luận công phu, cùng tinh thần trách nhiệm và tâm huyết của các đại biểu không chỉ góp phần nhận diện rõ vai trò, vị trí của văn học, nghệ thuật trong chiến lược phát triển đất nước, mà còn khơi mở những ý tưởng, giải pháp có tính ứng dụng cao trong xây dựng hệ sinh thái văn hóa sáng tạo, định vị vai trò của văn hóa – nghệ thuật như một nguồn lực đặc biệt trong sự phát triển bền vững của quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.
Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

(PNTĐ) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 352/TB-VPCP ngày 7/7/2025 Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025).
Tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước

Tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước

(PNTĐ) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa ban hành Quyết định số 2286/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, hướng tới 80 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 – 19/8/2025), Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2025), Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 – 19/8/2025), và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 – 19/8/2025).