Giải thưởng Nobel 2021 sẽ tổ chức trực tuyến

Chia sẻ

Lễ trao giải Nobel năm nay sẽ tiếp tục được tổ chức trực tuyến trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.

Thông báo của Quỹ Nobel nêu rõ: "Đây là năm thứ 2 liên tiếp giải thưởng danh giá được trao dưới hình thức trực tuyến. "Đại tiệc trao giải Nobel ở Stockholm thường niên sẽ không được tổ chức trực tiếp trong năm thứ 2 liên tiếp do COVID-19. Thay vì đến Thụy Điển để tham dự sự kiện, những người đoạt giải sẽ nhận huy chương và bằng chứng nhận tại quê nhà của họ"

Nobel là giải thưởng quốc tế do Quỹ Nobel tại Stockholm lập ra từ năm 1901 theo di chúc của Alfred Nobel, nhà phát minh - nhà từ thiện người Thụy Điển - để lại năm 1895.

Sảnh Xanh ở tòa thị chính Stockholm, nơi thường tổ chức tiệc trao giải Nobel, được chuẩn bị để tiêm vắc xin vào tháng 2/2021.Sảnh Xanh ở tòa thị chính Stockholm, nơi thường tổ chức tiệc trao giải Nobel, được chuẩn bị để tiêm vắc xin vào tháng 2/2021.

Các giải Nobel năm nay sẽ được trao cho nhiều lĩnh vực như y học, vật lý, hóa học, văn học, hòa bình và kinh tế sẽ lần lượt được công bố từ ngày 4 đến 11/10 tới.

Theo truyền thống, buổi lễ trao giải Nobel sẽ được tổ chức tại Thụy Điển và Na Uy vào ngày 10/12 hàng năm để tưởng nhớ ngày mất của Alfred Nobel.

Năm 1968, Ngân hàng Trung ương Thụy Điển lập ra giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển cho Khoa học Kinh tế để tưởng nhớ Nobel, còn gọi là giải Nobel Kinh tế.

Mỗi giải thưởng bao gồm huy chương, bằng chứng nhận cá nhân và một khoản tiền thưởng. Từ năm 1901 đến năm 2020, các giải thưởng Nobel và giải thưởng về Khoa học Kinh tế được trao tặng 603 lần cho 962 cá nhân và tổ chức. Mỗi giải thưởng được trao trong năm 2020 trị giá 10.000.000 Krona Thụy Điển (tương đượng 1,144 triệu USD).

KIM DUNG

Tin cùng chuyên mục

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

(PNTĐ) - Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế của Việt Nam.
Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

(PNTĐ) - Để công chúng hiểu rõ hơn về ASEAN, các cơ quan báo chí Việt Nam cần có những tác phẩm báo chí phân tích, nhận định chuyên sâu hơn về các cơ hội cũng như thách thức và thành tựu mà khối ASEAN đã đạt được. Đặc biệt là trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều biến động.