Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế sau đại dịch

Chia sẻ

Trong các ngày 22-23/9, với tinh thần đổi mới, tích cực, trách nhiệm, nghiêm túc, kỳ họp thứ hai, HĐND thành phố (TP) Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ các chương trình đề ra.

Với tỷ lệ thống nhất cao, HĐND TP Hà Nội đã thông qua 15 báo cáo, 2 nghị quyết thường kỳ và 16 nghị quyết chuyên đề quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế xã hội, đầu tư công, chính sách học phí, các mức chi, trợ cấp xã hội…

Ưu tiên phòng dịch Covid-19, tạo tiền đề phát triển KT-XH

HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội (KT-XH), an ninh quốc phòng, thu chi ngân sách 8 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 4 tháng cuối năm 2021 của TP. Theo đó, để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2021, trọng tâm là ưu tiên đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19, tạo tiền đề phát triển KT-XH; TP tiếp tục thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh tăng trưởng, hoàn thành các chỉ tiêu KT-XH.

Về các giải pháp điều hành ngân sách những tháng cuối năm 2021, HĐND TP nhấn mạnh thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các luật thuế, nhiệm vụ thu ngân sách năm 2021, phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách được giao ở mức cao nhất, thực hiện tốt các giải pháp tháo gỡ khó khăn, ưu đãi về thuế để thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

HĐND TP thông qua Nghị quyết Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021-2025. Căn cứ tình hình dịch Covid-19 hiện nay, TP xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2021 từ 3,97-4,54% và 2 kịch bản tăng trưởng giai đoạn 2021-2025 với 2 mức tăng GRDP là 7,5% (đạt cận dưới của chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVII) và 6,5-7,0%.

TP Hà Nội xác định mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021-2025: Xây dựng, phát triển Thủ đô nhanh và bền vững theo hướng đô thị xanh, TP thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực; Tạo bước chuyển căn bản sang mô hình tăng trưởng dựa trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Cơ bản hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa; Phát triển văn hóa và con người Hà Nội…

Quang cảnh kỳ họp thứ 2, HĐNT TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026Quang cảnh kỳ họp thứ 2, HĐNT TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 (Ảnh: Thanh Hải)

Nhiều Nghị quyết về dân sinh xã hội

Nghị quyết về Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 được HĐND TP thông qua xác định, giai đoạn 2021-2025, TP dự kiến dành 650.000 tỷ đồng cho đầu tư công. Trên cơ sở tính toán, cân đối ngân sách TP, dự kiến tổng mức vốn trung hạn khoảng 304.779,7 tỷ đồng, trong đó kế hoạch đầu tư công trung hạn cấp TP là 218.962,7 tỷ đồng và cấp huyện là 85.837 tỷ đồng. Đáng chú ý, Hà Nội thực hiện mục tiêu phát triển hạ tầng kỹ thuật giao thông; Đầu tư, nâng tỷ lệ quỹ đất cho giao thông đô thị khoảng 12-15% diện tích đất đô thị; Cân đối bố trí vốn 5 năm cho lĩnh vực giao thông là hơn 83.337 tỷ đồng để thực hiện 255 dự án.

Nghị quyết về chủ trương ban hành “Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội” đã được thông qua. Theo đó, trên cơ sở đánh giá những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn triển khai, UBND TP dự kiến triển khai các nhóm giải pháp trọng tâm. Trong đó, bố trí nguồn vốn ngân sách dự kiến khoảng 500 tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2025; Ưu tiên kiểm định trước đối với chung cư cũ nguy hiểm, có nguy cơ sụp đổ, chung cư hư hỏng nặng.

HĐND TP thông qua Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2021 và việc các quận sử dụng ngân sách cấp quận để hỗ trợ các huyện khó khăn thực hiện xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết số 115/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội. Thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất năm 2021; Dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng năm 2021 thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND TP.  HĐND TP Hà Nội cũng đã thông qua 3 Nghị quyết liên quan đến học phí năm học 2021-2022.

Tại kỳ họp, HĐND TP cũng thông qua các Nghị quyết về việc: Bố trí lực lượng và chế độ chính sách cho nhân viên chăn nuôi thú y của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn TP; Phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công của TP; Quy định mức hỗ trợ trang bị cơ sở vật chất đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập thuộc loại hình dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp của TP Hà Nội; Quy định đối tượng và mức chuẩn trợ cấp xã hội của TP; Đề án tổ chức lực lượng, huấn luyện, hoạt động, đảm bảo chế độ chính sách, phân cấp nhiệm vụ chỉ thực hiện Luật dân quân tự vệ trên địa bàn TP; Chương trình giám sát năm 2022 của HĐND TP.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.
Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.