“Điểm tựa” cho phụ nữ di cư hồi hương

Chia sẻ

Nhiều phụ nữ di cư hồi hương gặp khó khăn như tình trạng pháp lý không rõ ràng, hạn chế tiếp cận thông tin và dịch vụ hỗ trợ, thậm chí bị sang chấn tâm lý nặng nề. Việc hỗ trợ nhóm phụ nữ này tái hoà nhập cộng đồng là vô cùng cần thiết…

Sau 10 năm xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc, chị M (Phúc Thọ, Hà Nội) về nước và đau lòng nhận ra toàn bộ số tiền chị gửi về đều bị chồng “nướng” hết vào các chiếu bạc và ma tuý. Chị M đơn phương ly hôn, ra đi với hai bàn tay trắng, nhưng chồng cũ vẫn không buông tha, thường xuyên nhắn tin đe doạ khiến chị M luôn sống trong lo sợ.

Sau khi ly hôn chồng, chị K (Ba Vì, Hà Nội) đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản với mong muốn cải thiện cuộc sống khó khăn hiện tại. Sau 2 năm làm ăn ở xứ người, chị K về nước, nhưng lại “vấp” phải sự kỳ thị của hàng xóm, người thân, bị thêu dệt những chuyện không hay. Chị K bị sang chấn tâm lý nghiêm trọng, mặc cảm, ngại tiếp xúc bên ngoài… Đây là hai trong số rất nhiều trường hợp phụ nữ di cư hồi hương gặp khó khăn khi hoà nhập cộng đồng.

Bà Đào Thị Vi Phương, Phó ban Chính sách Luật pháp, Hội LHPN Việt Nam và bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội đồng chủ trì buổi truyền thông trực tuyến Bà Đào Thị Vi Phương, Phó ban Chính sách Luật pháp, Hội LHPN Việt Nam và bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội đồng chủ trì buổi truyền thông trực tuyến "Đối ngoại chính sách hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương tái hòa nhập cộng đồng" tổ chức ngày 29/09 (Ảnh: H.N)

Một kết quả khảo sát của Hội LHPN Việt Nam trên 189 phụ nữ hồi hương tại 5 tỉnh gồm Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Cần Thơ, Hậu Giang cho thấy: 44% phụ nữ đã ly hôn nhưng không mang theo giấy tờ xác nhận tình trạng ly hôn khi về nước, 18% trẻ em chưa có giấy khai sinh, 70% phụ nữ có nhu cầu được hỗ trợ về tâm lý. Tại Hà Nội, khảo sát nhanh của Hội LHPN Hà Nội năm 2020 cho thấy, trên địa bàn Hà Nội, có 452 phụ nữ di cư kết hôn với người nước ngoài, 88 phụ nữ di cư hồi hương. Phần lớn phụ nữ kết hôn tại xứ người, bên cạnh chị em tìm được hạnh phúc thì không ít người, gặp bất hạnh bởi rào cản về văn hoá, ngôn ngữ, lối sống, bạo lực gia đình. Khi hôn nhân đổ vỡ, một số cô dâu Việt trở về quê hương đã gặp phải nhiều khó khăn trong tái hòa nhập với cộng đồng do bị kỳ thị, không có việc làm, tình trạng pháp lý hôn nhân không rõ ràng.

Tại buổi truyền thông trực tuyến “Đối thoại chính sách hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương tái hoà nhập cộng đồng” do Hội LHPN TP Hà Nội phối hợp với Ban Chính sách Luật pháp, Hội LHPN Việt Nam và Văn phòng dịch vụ một điểm đến (OSSO) tổ chức ngày 29/9, bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN TP Hà Nội cho biết, nếu không có sự hỗ trợ tái hòa nhập kịp thời, nhiều phụ nữ di cư hồi hương sẽ tiếp tục phải chịu tổn thương, khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt, phụ nữ là nạn nhân của tội phạm buôn bán người còn phải chịu sang chấn tâm lý, sức khỏe tinh thần nặng nề…

Để giải quyết các vấn đề đang đặt ra đối với phụ nữ di cư hồi hương, ngày 9/10/2019, Hội LHPN Việt Nam đã phê duyệ̣t dự án “Tăng cường năng lực của Việt Nam nhằm hỗ trợ tái hòa nhập bền vững cho phụ nữ di cư hồi hương và gia đình họ", trong đó Hà Nội là 1 trong 5 tỉnh địa bàn của dự án. Hội LHPN TP Hà Nội cũng đã tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng di cư an toàn, kiến thức, kỹ năng, hoạt động cụ thể để hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương và gia đình hòa nhập cộng đồng bền vững.

“Hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương và gia đình họ là một công việc phức tạp, rất cần có sự chung tay phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các ban, ngành chức năng và các tổ chức, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ phụ nữ và trẻ em” - bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ khẳng định.

Ông Lộ Xuân Huy, cán bộ Sở LĐ-TB&XH cho rằng, bên cạnh các giải pháp đẩy mạnh các chương trình phát triển bền vững thì các thành phố cần lồng ghép các vấn đề di cư trong các chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành, phát triển các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội cho người dân nói chung, phụ nữ di cư nói riêng.

Theo bà Đào Thị Vi Phương, Phó ban Chính sách Luật pháp, Hội LHPN Việt Nam, phụ nữ di cư hồi hương có thể liên hệ đến văn phòng OSSO theo số điện thoại miễn phí: 1800599967 để được hỗ trợ. Văn phòng có chức năng tham vấn giải quyết và hỗ trợ chuyển tuyến pháp lý; Hỗ trợ kỹ năng mềm, kỹ năng xây dựng đời sống gia đình, chăm sóc con cái, đồng thời kết nối đến các ban ngành, đoàn thể, trung tâm đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho các chị em hồi hương...

HỒNG NHUNG

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN Hà Nội tập huấn công tác đối ngoại năm 2024

Hội LHPN Hà Nội tập huấn công tác đối ngoại năm 2024

(PNTĐ) - Chiều 19/4, Hội LHPN Hà Nội tổ chức tập huấn công tác đối ngoại năm 2024 với chuyên đề: "Hiệp định Giơnevơ - Ý nghĩa lịch sử với tình hình Việt Nam và thế giới hiện nay”. Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Thị Thiên Hương đến dự.
 Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

(PNTĐ) - Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Quang, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04 - Bộ Công an) cho biết, thời gian qua, lực lượng chức năng phát hiện nhiều gói ma túy được đóng gói và có thiết bị định vị, để rồi sau đó các đối tượng buôn bán trục vớt mang đi tiêu thụ.
Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

(PNTĐ) - Biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX là hình ảnh kết hợp cấu trúc chữ tượng hình từ số lần Đại hội, biểu hiện thông qua chữ số IX, là sự tích hợp các hình tượng tiêu biểu xoay quanh biểu trưng Thanh niên Việt Nam.