Hà Nội: Tiếp nhận và xử lý 3.042 cuộc gọi đến tổng đài 1022

Chia sẻ

Theo Sở Lao động -Thương binh - Xã hội Hà Nội, đến nay, đơn vị đã tiếp nhận và xử lý thông tin 3.042 cuộc gọi của người dân đến Tổng đài 1022 liên quan đến việc thực hiện gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng của Chính phủ, chính sách đặc thù của thành phố Hà Nội dành cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Trong số hơn 3.000 cuộc gọi trên, có 978 cuộc đến phím 1 liên quan việc giải đáp các nội dung hỗ trợ lao động tự do và người lao động chấm dứt hợp đồng lao động làm việc tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục phải chấm dứt hợp đồng lao động; người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề; 407 cuộc đến phím 2 về hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, lao động ngừng việc. Phím 3 có 125 cuộc liên quan đến giải đáp các nội dung hỗ trợ cho người nghèo, người cận nghèo, đối tượng BTXH; Phím 4 có 75 cuộc giải đáp các nội dung hỗ trợ người có công; Phím 5  241 cuộc giải đáp các nội dung về công tác chi trả tiền hỗ trợ và phím 6 có 1.216 cuộc giải đáp các vướng mắc về thủ tục hành chính của Sở, tiếp nhận và xử lý kiến nghị, phản ánh của công dân đối với gói hỗ trợ.

TP Hà Nội đẩy nhanh việc chi trả chế độ cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh theo quy địnhTP Hà Nội đẩy nhanh việc chi trả chế độ cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh theo quy định.

Liên quan đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ, TP đã quyết định hỗ trợ cho các đối tượng với tổng kinh phí 1.505,701 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước thực hiện gói hỗ trợ của Chính phủ, chính sách đặc thù của TP Hà Nội là 1.112,342 tỷ đồng; nguồn vận động xã hội hoá để hỗ trợ các đối tượng ngoài quy định là 393,358 tỷ đồng.

Với gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng của Chính phủ, các sở, ngành và quận, huyện, thị xã đã ra quyết định hỗ trợ cho trên 1,721 triệu người lao động, người sử dụng lao động, hộ kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với kinh phí 815,7 tỷ đồng. Đã có 11 nhóm trong số 12 nhóm chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã được TP thực hiện chi trả, còn 1 nhóm chưa có kết quả phê duyệt hỗ trợ do chưa nhận được hồ sơ của đối tượng là nhóm "Hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động".

Bên cạnh đó, thực hiện chính sách đặc thù của thành phố Hà Nội hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 15 của HĐND TP Hà Nội, các địa phương đã rà soát và ra quyết định hỗ trợ cho 288.998 người, hộ kinh doanh thuộc 8/8 nhóm với kinh phí phê duyệt là296,63 tỷ đồng và đã tổ chức chi trả cho 288.241 đối tượng với kinh phí 295,42 tỷ đồng.  Các đối tượng người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội đã được các địa phương hoàn thành chi trả hỗ trợ; các nhóm đối tượng khác, các sở, ngành có liên quan và các quận, huyện, thị xã hiện vẫn đang triển khai thực hiện.

Đại diện lãnh đạo  quận Hà Đông tặng quà hỗ trợ gia đình khó khăn trên địa bànĐại diện lãnh đạo quận Hà Đông tặng quà hỗ trợ gia đình khó khăn trên địa bàn

Từ nguồn ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19 do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội chủ trì vận động và quản lý, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội đã trích kinh phí 89,27 tỷ đồng để quyết định hỗ trợ cho 175.117 người khó khăn, bao gồm cả một số người nước ngoài khó khăn đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn TP. Trong đó, đã thực hiện hỗ trợ 83.353người khó khăn với số tiền 43,39 tỷ đồng.

Ngoài ra, các tổ chức chính trị, xã hội thành phố và một số quận, huyện, thị xã cũng đã huy động nhiều nguồn lực xã hội và quà  của các nhà hảo tâm để cùng chung sức hỗ trợ cho 1,059 triệu lượt người, hộ gia đình còn khó khăn trên địa bàn ổn định cuộc sống với số tiền 304,08 tỷ đồng.

ĐỨC HẠNH

Tin cùng chuyên mục

Các cơ quan báo chí Thủ đô tích cực tuyên truyền những nhiệm vụ trọng tâm tháng 7

Các cơ quan báo chí Thủ đô tích cực tuyên truyền những nhiệm vụ trọng tâm tháng 7

(PNTĐ) - Các cơ quan báo chí Thủ đô đã kịp thời thông tin, tuyên truyền sâu sắc các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước và thành phố; trọng tâm là tuyên truyền cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức mô hình chính quyền địa phương hai cấp, đặc biệt là tại 126 đơn vị hành chính cấp xã mới; lan tỏa tinh thần đồng thuận trong xã hội, nêu bật tính chất đột phá, cách mạng và dấu ấn lịch sử của sự kiện này.
Các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 tiếp thêm niềm tin, tự hào dân tộc

Các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 tiếp thêm niềm tin, tự hào dân tộc

(PNTĐ) - Thực hiện chương trình công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025, đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương làm trưởng đoàn đã làm việc với thành phố Hà Nội và một số ban, bộ, ngành liên quan. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, lãnh đạo các bộ, ban, ngành.