Phòng sốt xuất huyết trong bối cảnh dịch Covid-19

Chia sẻ

Dịch sốt xuất huyết năm nay xảy ra từ khi Hà Nội đang trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống Covid-19. Người dân lo ngại đi bệnh viện nên dễ xảy ra những bất cập do nguy cơ “dịch chồng dịch”, khiến sốt xuất huyết đang có chiều hướng gia tăng.

PGS.TS Đỗ Duy Cường (ở giữa) thăm khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại

PGS.TS Đỗ Duy Cường (ở giữa) thăm khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại

Từ đầu năm 2021 đến nay, riêng Trung tâm Bệnh nhiệt đới (bệnh viện Bạch Mai) đã tiếp nhận và điều trị hàng trăm trường hợp sốt xuất huyết Dengue phải nhập viện. Nhiều trường hợp nặng trên các cơ địa đặc biệt như phụ nữ có thai, bệnh nhân có các bệnh nền như suy tim, suy thận, bệnh gan, phổi mạn tính... Các bệnh nhân đến từ hầu hết các địa bàn quận, huyện ngoại thành và các vùng lân cận của Hà Nội như Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.

Phòng sốt xuất huyết trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay, người dân cần lưu ý: Dù đều là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch do virus gây ra với các biểu hiện ban đầu giống nhau, có thể gây nhầm lẫn như: Sốt, đau đầu, đau mỏi người… nhưng sốt xuất huyết và Covid-19 là hai bệnh có yếu tố dịch tễ và đường lây truyền cũng như bệnh cảnh hoàn toàn khác nhau.

Covid-19 lây qua đường hô hấp do tiếp xúc giọt bắn, còn sốt xuất huyết lây qua đường máu do muỗi truyền. Ngoài ra sốt xuất huyết điển hình có biểu hiện da xung huyết, mặt và củng mạc mắt đỏ, nặng hơn có xuất huyết hoặc dẫn đến sốc do máu bị cô đặc. Đối với bệnh nhân mắc Covid-19, ngoài yếu tố dịch tễ có tiếp xúc với người mắc Covid-19 thì còn có biểu hiện viêm đường hô hấp như ho, khó thở, mất khứu giác… nặng sẽ có biểu hiện viêm phổi và suy hô hấp.

Đa số bệnh nhân sốt xuất huyết thường tự khỏi trong vòng 7 ngày, tuy nhiên khoảng 5% bệnh nhân sẽ có biểu hiện nặng như chảy máu hoặc thoát huyết tương gây sốc do giảm thể tích, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ gây tử vong.

Các trường hợp nặng có dấu hiệu cảnh báo xuất hiện ngày thứ 4, 5 như: Đau bụng vùng gan, buồn nôn, tiểu ít, chân tay lạnh, có thể xuất huyết chảy máu dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Ở nữ giới có thể có hiện tượng rong kinh, rong huyết, nặng hơn có biểu hiện xuất huyết nội tạng như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, tổn thương gan, rối loạn đông máu... Khi có một trong những biểu hiện trên, người dân nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị, tuyệt đối không được tự ý theo dõi và truyền dịch tại nhà.

Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lan rộng thì các triệu chứng của sốt xuất huyết cần hết sức lưu ý vì có một số triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với Covid-19 như: sốt, đau mỏi cơ...

PGS.TS. ĐỖ DUY CƯỜNG
Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, BV Bạch Mai

Tin cùng chuyên mục

BV Đa khoa Hà Đông được công nhận đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử

BV Đa khoa Hà Đông được công nhận đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử

(PNTĐ) - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông chính thức được Hội đồng thẩm định công nhận đủ điều kiện thay thế hoàn toàn bệnh án giấy bằng bệnh án điện tử (EMR). Đây là một bước tiến trong quá trình chuyển đổi số, góp phần hiện đại hóa hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế Hà Nội.
Ra mắt Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại CDC Hà Nội

Ra mắt Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại CDC Hà Nội

(PNTĐ) - Công đoàn ngành Y tế Hà Nội vừa phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, tổ chức lễ ra mắt Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại đơn vị. Đây là một trong những hoạt động thiết thực nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động ngành Y tế Thủ đô.
Cảnh giác những thói quen tuy nhỏ nhưng đang cướp đi giấc ngủ của bạn mỗi đêm

Cảnh giác những thói quen tuy nhỏ nhưng đang cướp đi giấc ngủ của bạn mỗi đêm

(PNTĐ) - Chị D - một nhân viên văn phòng 40 tuổi ở Hà Nội, từng có giấc ngủ lý tưởng, bỗng chốc rơi vào địa ngục mất ngủ triền miên. Lý do không chỉ là áp lực công việc, mà còn vì chị đã phớt lờ những dấu hiệu cảnh báo tưởng chừng đơn giản, và cho rằng "chỉ là mất ngủ chút thôi, ai mà chẳng gặp".
Cam kết quốc gia về kế hoạch hóa gia đình

Cam kết quốc gia về kế hoạch hóa gia đình

(PNTĐ) - Sáng ngày 9/6, tại Hà Nội, Hội thảo phổ biến cam kết tham gia chương trình Kế hoạch hóa gia đình toàn cầu đến năm 2030 đã được Cục Dân số (Bộ Y tế) chủ trì, phối hợp Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức, nhằm thúc đẩy quyền của mọi người trong việc tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản một cách an toàn và theo lựa chọn cá nhân.