Nâng cao khả năng tiếp cận và ứng dụng số cho phụ nữ trong khu vực ASEAN

Chia sẻ

Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung đề nghị các quốc gia thành viên ASEAN cần có những biện pháp tạo điều kiện thuận lợi nâng cao khả năng tiếp cận và ứng dụng số của phụ nữ, đồng thời, chú trọng đến việc phổ cập công nghệ số và tích lũy các kỹ năng cần thiết cho trẻ em gái.

Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Phụ nữ ASEAN (AMMW) lần thứ 4 do trưởng đoàn Indonesia chủ trì với chủ đề "Nền kinh tế kỹ thuật số và Bao trùm tài chính đề cải thiện khả năng cạnh tranh của phụ nữ ASEAN" có sự tham dự của 10 Bộ trưởng, trưởng đoàn của các nước ASEAN phụ trách vấn đề phụ nữ và bình đẳng giới, Tổng Thư ký ASEAN, các đoàn đại biểu đến từ các nước thành viên ASEAN và Ban Thư ký ASEAN...

Dự và phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đánh giá cao chủ đề do Indonesia lựa chọn, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang khiến cho việc chuyển đổi số và tự động hóa diễn ra nhanh chóng, ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ những nỗ lực của Việt Nam trong bảo đảm bình đẳng giới.Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ những nỗ lực của Việt Nam trong bảo đảm bình đẳng giới.

Chia sẻ về những nỗ lực của Việt Nam, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định cam kết thúc đẩy thực hiện công tác bình đẳng giới và tăng cường quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền năng kinh tế. Công tác này hiện đã được thể hiện trong những tiến bộ về lồng ghép giới trong các luật pháp, chính sách, áp dụng các chương trình giáo dục đào tạo trực tuyến linh hoạt, ứng dụng công nghệ số cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng chia sẻ về hiệu quả của các gói hỗ trợ được Chính phủ Việt Nam đưa ra để hỗ nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 cho các đối tượng bị ảnh hưởng, đặc biệt là gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng dành người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do COVID-19.

"Gói hỗ trợ này đã mở rộng thêm những đối tượng đặc thù như lao động nữ mang thai và nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi và các nhóm đối tượng mà trong đó phụ nữ chiếm đa số như lao động tự do, hộ kinh doanh, viên chức hoạt động nghệ thuật", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng cho biết, Chính phủ Việt Nam đã áp dụng các phần mềm, ứng dụng trên điện thoại di động thông minh để người dân đăng ký nhận các gói hỗ trợ tại một số tỉnh, thành phố.

Bộ trưởng đề nghị các quốc gia thành viên ASEAN cần có những biện pháp tạo môi trường và điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và ứng dụng số của phụ nữ; các nước ASEAN cần chú trọng đến việc phổ cập công nghệ số và tích lũy các kỹ năng cần thiết cho trẻ em gái, góp phần bảo đảm sự thành công của thế hệ tiếp theo.

Tại Hội nghị, các Bộ trưởng/trưởng đoàn đã ra Tuyên bố chung của cuộc họp AMMW 4 trong đó khuyến khích các nước thành viên ASEAN thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao khả năng hưởng lợi của phụ nữ và trẻ em gái từ các cơ hội do chuyển đối số mang lại.

THU CÚC

Tin cùng chuyên mục

AI có thể “tống tiền”, dọa tiết lộ đời tư

AI có thể “tống tiền”, dọa tiết lộ đời tư

(PNTĐ) - Trong bối cảnh cuộc đua phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng gia tăng tốc độ, một làn sóng lo ngại mới đang xuất hiện trong giới công nghệ: các hệ thống AI tiên tiến nhất hiện nay bắt đầu thể hiện hành vi lừa dối, thao túng, thậm chí đe dọa chính những người tạo ra chúng.
Giáo hoàng Leo XIV mong muốn sớm thăm Việt Nam

Giáo hoàng Leo XIV mong muốn sớm thăm Việt Nam

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Cộng hòa Italia, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã có buổi chào xã giao Giáo hoàng Leo XIV tại Tòa thánh Vatican. Tại cuộc gặp, Giáo hoàng cho biết dù mới đảm nhiệm cương vị lãnh đạo Tòa thánh chưa lâu nhưng ông đã được thông tin đầy đủ về tiến triển tích cực trong quan hệ giữa hai bên thời gian qua.
Giá bất động sản tăng cao, người Nhật chuyển sang mua nhà “có ma“

Giá bất động sản tăng cao, người Nhật chuyển sang mua nhà “có ma“

(PNTĐ) - Tại Nhật Bản, những ngôi nhà từng xảy ra án mạng, tự tử hoặc những cái chết cô độc, không ai phát hiện trong thời gian dài, thường được gọi là “jiko bukken”, hay còn được hiểu là “bất động sản không may mắn”. Trước đây, loại bất động sản này gần như không có người hỏi mua hoặc thuê do bị xem là mang điềm gở. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường bất động sản ngày càng căng thẳng, xu hướng này đang dần thay đổi.