Tổng số tiền nợ, chậm đóng bảo hiểm xã hội năm 2020 là 15.129 tỷ đồng

Chia sẻ

Theo kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan chuyên ngành, trong năm 2020 đã phát hiện 11,2 nghìn lao động chưa tham gia hoặc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) thiếu thời gian với số tiền phải truy đóng là trên 80 tỷ đồng; 24,1 nghìn lao động đóng thiếu mức quy định với số tiền phải truy đóng là 68,3 tỷ đồng.

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh - Xã hội Đào Ngọc Dung, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020.Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh - Xã hội Đào Ngọc Dung, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020.

Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội của Quốc hội về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội năm 2020, tổng số tiền nợ, chậm đóng bảo hiểm xã hội là 15.129 tỷ đồng; trong đó, nợ gốc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 12.113 tỷ đồng, tăng 2.013 tỷ đồng so với 2019; nợ lãi chậm đóng là 3.016 tỷ đồng, chiếm gần 20% tổng số nợ.

Ủy ban Xã hội cho rằng, số nợ, chậm đóng có thể tiếp tục gia tăng trong năm 2021 và những năm tiếp theo. Vì vậy, cần tính toán về hệ quả pháp lý đối với chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi triển khai các gói hỗ trợ các đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng đóng bù khi hết thời hạn tạm dừng đóng.

Liên quan đến nội dung chi BHXH trong năm 2020, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung thông tin tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV: Tổng số chi các chế độ BHXH từ nguồn NSNN năm 2020 là 47.146 tỷ đồng, giảm 115 tỷ đồng (tương ứng 0,2%) so với năm 2019. Tổng số chi chế độ từ nguồn quỹ BHXH là 193.619 tỷ đồng, tăng 15.124 tỷ đồng (8,47%) so với năm 2019. Số người hưởng BHXH một lần năm 2020 là 860.741 người, tăng 6,65% so với năm 2019.

Quang cảnh phiên họp kỳ 2, Quốc hội khóa XV trong chiều 22/10.Quang cảnh phiên họp kỳ 2, Quốc hội khóa XV trong chiều 22/10.

Đối với số chi từ nguồn Quỹ bảo hiểm xã hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh thông tin: Trong tổng số chi từ nguồn quỹ BHXH, tổng chi cho Quỹ Hưu trí, tử tuất là 162.008 tỷ đồng (tăng 10,13% so với 2019); Tổng chi cho Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là 886 tỷ đồng (tăng 4,2% so với 2019); Tổng chi cho Quỹ Ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe là 30.725 tỷ đồng (tăng 0,61% so với năm 2019). Ngoài ra, chi từ nguồn Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là 17.149 tỷ đồng, tăng 35,73% (tăng 4.514 tỷ đồng) so với năm 2019.

"Ủy ban Xã hội thấy rằng, các nội dung chi của Quỹ BHXH và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đều tăng về số người, số tiền so với năm 2019 và nằm trong xu thế tăng đều trong những năm qua. Vẫn còn tình trạng cấu kết, lập khống, làm giả hồ sơ hưởng chế độ để lạm dụng, trục lợi Quỹ ốm đau, thai sản; vẫn còn tình trạng chi sai, chi chế độ trợ cấp thất nghiệp trùng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp vẫn chi chủ yếu vào một số chế độ nhất định, chưa thực hiện được hết các chế độ theo quy định.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Biểu dương báo Phụ nữ Thủ đô đã tặng công trình an sinh tại tỉnh Điện Biên trị giá 450 triệu đồng

Biểu dương báo Phụ nữ Thủ đô đã tặng công trình an sinh tại tỉnh Điện Biên trị giá 450 triệu đồng

(PNTĐ) - Ngày 26/4/2024, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban triển khai nhiệm vụ công tác báo chí thành phố tháng 5/2024. Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học chủ trì Hội nghị.
Bài 2: Ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ

Bài 2: Ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Nói về chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 của dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ví “Điện Biên Phủ như là một cột mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi dấu nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã; đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”.
Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!

Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!

(PNTĐ) - Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam không chỉ khẳng định phụ nữ là lực lượng quan trọng trong lao động sản xuất với những phẩm chất cần cù, đảm đang, thông minh, sáng tạo, mà còn ghi dấu truyền thống yêu nước “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo

Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo

(PNTĐ) - Sáng 26/4, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Trường Đại học Giao thông vận tải tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4) năm 2024.