Nhiệt điện than gây nguy hại khôn lường tới sức khỏe

Chia sẻ

Tại hội thảo “Nhiệt điện than và sức khỏe - giải pháp năng lượng an toàn cho Việt Nam trong tương lai” do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển môi trường sức khỏe (CHERAD) tổ chức ngày 22/10 tại Hà Nội, các chuyên gia dự báo các nhà máy điện than sẽ làm tăng mức ô nhiễm không khí và tác động nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Việc phát triển các dự án nhiệt điện than gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến sức khỏe của con người nên cần những giải pháp năng lượng an toàn hơn để giảm nguồn phát này.

Hội thảo “Nhiệt điện than và sức khỏe - giải pháp năng lượng an toàn cho Việt Nam trong tương lai” thu hút nhiều chuyên gia, nhà khoa học tham dự.Hội thảo “Nhiệt điện than và sức khỏe - giải pháp năng lượng an toàn cho Việt Nam trong tương lai” thu hút nhiều chuyên gia, nhà khoa học tham dự.

Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế), Giám đốc CHERAD lấy dẫn chứng tại Trung Quốc năm 2011 có 196 nhà máy nhiệt điện than ở Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc đã khiến 9.900 người chết sớm, 8.800 trường hợp trẻ em bị hen suyễn mới, 12.000 ca viêm phế quản mạn, 5.500 lượt nhập viện do hô hấp.

Còn tại Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam ước tính 9 tháng đầu năm 2021, Việt Nam sản xuất 192,55 tỷ kWh điện, trong đó điện than chiếm 48,1%, tương đương 92,67 tỷ kWh.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga cho biết dự báo điện than tác động nặng nề đến sức khỏe con người khi những nhà máy điện than sẽ làm tăng nồng độ khí thải PM 2.5, SO2, NO2 trên khắp Việt Nam, làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường xung quanh các nhà máy nhiều km2.

Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế) lấy dẫn chứng tổng tác động sức khỏe từ các nhà máy điện than (hàng năm): số ca cấp cứu do hen phế quản người lớn tại Việt Nam là 330 người; số ca cấp cứu do hen phế quản trẻ em tại Việt Nam là 216 người; số ca tử vong sớm tại Việt Nam là 1.482 người.. so với nước ngoài đều cao hơn rất nhiều.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế) trình bày báo cáo tại hội thảo.PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế) trình bày báo cáo tại hội thảo.

Cùng với đó, ông cũng cho biết nghiên cứu thực trạng sức khỏe môi trường tại xã Vĩnh Tân (Tuy Phong, Bình Thuận) cho thấy, chỉ trong vòng 3 năm (2018-2020) số người ung thư, tai biến và đột quỵ chiếm tỷ lệ cao và tăng nhanh tại xã Vĩnh Tân từ 25,7% lên 70,6% số người bị đột quỵ, tai biến. Con số này cao hơn hẳn so với các vùng duyên hải Nam Trung Bộ và toàn quốc theo niên giám y tế năm 2018.

“Kết quả cho thấy 100% người dân cảm thấy tro xỉ, 96,1% người dân cảm thấy bụi và 94,1 là thấy tiếng ồn”, PGS.TS Nguyễn Huy Nga cho biết cảm nhận của người dân về các yếu tố ô nhiễm từ khi có nhà máy điện than.

Dựa trên kết quả nghiên cứu và thực tiễn, PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế) đưa ra một số kiến nghị để giảm ảnh hưởng của nhiệt điện than.

Thứ nhất, các bộ, ban ngành tổ chức điều tra, giám sát môi trường xung quanh các nhà máy nhiệt điện, KCN cần xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng không khí quốc gia để đưa ra cảnh báo về ô nhiễm minh bạch.

Thứ hai, Bộ Y tế tổ chức các nghiên cứu sâu rộng hơn về tác động của nhiệt điện than đối với sức khỏe.

Thứ ba, Bộ Y tế xây dựng chính sách, hoạt động giám sát bệnh tật liên quan đến ô nhiễm không khó, các hoạt động truyền thông về giảm thiểu tác động sức khỏe.

Ngoài các kiến nghị trên, PGS.TS Nguyễn Huy Nga cũng khuyến cáo người dân nên tự bảo vệ sức khỏe trước tác động của nhiệt điện than.

“Mỗi gia đình nên tự bảo vệ sức khỏe của chính các thành viên trong nhà, bên cạnh đó quét dọn nhà cửa, trồng cây và đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng để hạn chế khả năng ô nhiễm. Quan trọng nhất là di dời khỏi khu vực có các nhà máy điện than”, PGS.TS Nguyễn Huy Nga nhấn mạnh.

Cũng tại hội thảo lần này, nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia môi trường, nhà khoa học được đưa ra nhằm cảnh báo tác động, ảnh hưởng của vấn đề ô nhiễm không khí, nguồn nước… đối với sức khỏe người dân khi phát triển ồ ạt các nhà máy nhiệt điện than mà không tính toán tới các hệ lụy khôn lường mà những dự án này đem lại.

HẢI CHI

Tin cùng chuyên mục

Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

(PNTĐ) - Tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2025, đại diện Somalia - Zainab Jama đã thu hút sự chú ý đặc biệt không chỉ bởi nhan sắc, học vấn mà còn từ câu chuyện cá nhân đầy ám ảnh về hủ tục cắt âm vật (FGM) - một thực trạng vẫn tồn tại phổ biến tại quê hương cô. Vượt qua nỗi đau thể xác và tinh thần, Zainab trở thành tiếng nói mạnh mẽ đấu tranh vì quyền phụ nữ và nỗ lực xóa bỏ hủ tục tàn nhẫn này.
Nữ nhiếp ảnh gia hành động vì môi trường

Nữ nhiếp ảnh gia hành động vì môi trường

(PNTĐ) - Giữa những băng tuyết lạnh giá của vùng cực Bắc, nơi nhiệt độ có thể giảm xuống âm hàng chục độ C, có một người phụ nữ âm thầm theo chân các nhà khoa học, ghi lại từng khoảnh khắc trong cuộc chiến với thời gian và khí hậu. Đó là Esther Horvath – nhiếp ảnh gia người Hungary, người đã dùng máy ảnh như một công cụ kể chuyện, đưa những vấn đề sống còn của hành tinh ra ánh sáng bằng những khung hình đầy cảm xúc.
Hành trình chữa lành cho con gái bằng yêu thương

Hành trình chữa lành cho con gái bằng yêu thương

(PNTĐ) - Trong số rất nhiều cuốn sách dành cho thiếu nhi ra mắt gần đây, Cây mận ngọt nhất trái đất từng đến vịnh Hạ Long (NXB Kim Đồng) của nhà báo, tác giả Tiểu Phong (bút danh văn học của Phạm Thị Thủy, sinh năm 1989, quê Hưng Yên) nổi bật lên như một lời thì thầm đầy dịu dàng nhưng ám ảnh, không chỉ dành cho trẻ nhỏ mà còn làm lay động trái tim của những người lớn từng tổn thương.
Việt Nam thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc

Việt Nam thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc

(PNTĐ) - Ngày 12/6, Bộ Công an phối hợp Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) tổ chức Diễn đàn quốc tế “Tăng cường sự tham gia của nữ sĩ quan cảnh sát trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc - Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam”. Sự kiện là dấu mốc quan trọng khẳng định cam kết mạnh mẽ của Bộ Công an Việt Nam trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao vai trò của nữ sĩ quan Công an nhân dân trong các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế.