Quy định về kinh doanh bảo hiểm cần quan tâm đến quyền lợi của bên mua

Chia sẻ

Sáng 25/10, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). Bàn luận liên quan đến các quy định của bảo hiểm nhân thọ, các đại biểu cho rằng việc điều chỉnh các quy định hiện hành là cần thiết. Trong đó, nên lưu ý tới các nội dung về bảo vệ quyền lợi của khách hàng tham gia bảo hiểm.

Nêu ý kiến thảo luận tại tổ 10, đại biểu Nguyễn Phi Thường (đoàn Hà Nội) bày tỏ sự nhất trí với việc sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm, nhằm tạo hành lang pháp lý và môi trường chuyên nghiệp cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm, trong đó có bảo hiểm nhân thọ.

Đại biểu Nguyễn Phi Thường (đoàn Hà Nội) đóng góp cho dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).Đại biểu Nguyễn Phi Thường (đoàn Hà Nội) đóng góp cho dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). Ảnh: PV

Kiến nghị với ban soạn thảo về nội dung liên quan bảo hiểm nhân thọ trong dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Phi Thường nêu 2 nội dung còn băn khoăn, đặc biệt về quy định với đại lý bảo hiểm. “Thời gian qua, thị trường bảo hiểm nhân thọ đã tạo ra công ăn việc làm cho gần 1 triệu lao động. Riêng 6 tháng đầu năm 2021, đã có khoảng 170.000 lao động tham gia hoạt động trong thị trường bảo hiểm.

Số lượng đại lý gia tăng nhưng chất lượng lại không cao. Có đại lý không thực sự hiểu về sản phẩm để giới thiệu, tư vấn cặn kẽ cho người mua. Trong khi người mua không có nhiều kênh tiếp cận để hiểu về sản phẩm. Bởi vậy, cần có chế tài làm sao gắn trách nhiệm đào tạo với doanh nghiệp bảo hiểm, để thị trường trở nên chuyên nghiệp hơn, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người mua bảo hiểm.

Đồng thời, với thị trường bảo hiểm nhân thọ còn mới mẻ ở Việt Nam, quan điểm xây dựng Luật trong dự thảo lần này cần bổ sung các quy định, chính sách, nguyên tắc để bảo vệ đơn vị, cá nhân tham gia bảo hiểm” - đại biểu Nguyễn Phi Thường nhấn mạnh.

Tương tự, đại biểu Nguyễn Tấn Thịnh (đoàn Hà Nội) cũng nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) và cho rằng: Cần có sự phân biệt rõ những loại hình bảo hiểm có tính chất kinh doanh và an sinh xã hội; đồng thời phải có hành lang pháp lý phù hợp để cả 2 loại hình này cùng phát triển. “Tuy nhiên, Luật có lẽ chưa quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ quyền lợi của người mua bảo hiểm. Vì về hiểu biết, năng lực, bên kinh doanh bảo hiểm vượt trội hơn hẳn người mua bảo hiểm. Vì thế, Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) cần cân nhắc bổ sung quy định bảo vệ quyền lợi bên mua bảo hiểm” - đại biể Thịnh kiến nghị.

Đồng tình với quan điểm phải có quy định bảo vệ khách hàng tham gia bảo hiểm, tuy nhiên, đại biểu Vũ Tiến Lộc (đoàn Hà Nội) cũng cho rằng: “Nếu coi khách hàng là đối tượng yếu thế và bảo vệ một cách quá mức có thể gây trở ngại, khó khăn cho Doanh nghiệp bảo hiểm, không tạo động lực cho thị trường này phát triển theo mong muốn của Chính phủ. Vì thế cần cân nhắc trong quy định một số điều khoản”.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.
Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương

Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương

(PNTĐ) - Sau thời gian học tập ở Liên Xô, đồng chí Trần Phú được Quốc tế Cộng sản cử về nước hoạt động và được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, sau đó ít lâu vào Ban Thường vụ Trung ương, đồng chí đã chủ trì dự thảo Luận cương chính trị của Đảng.