Một người ốm không có BHYT, cả gia đình có nguy cơ rơi vào bẫy nghèo

Chia sẻ

Chiều 27/10, các đại biểu quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH, quản lý và sử dụng Quỹ BHXH năm 2020; Việc quản lý và sử dụng Quỹ BHYT năm 2020...

Quang cảnh phiên họp chiều 27/10.Quang cảnh phiên họp chiều 27/10.

Thảo luận về nội dung tăng tỷ lệ bao phủ BHYT với đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, đại biểu Hoàng Ngọc Định (đoàn Hà Giang) cho rằng: Tỷ lệ bao phủ BHYT đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn được Nhà nước đóng 100 % kinh phí bảo hiểm y tế và không phải cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Chính sách này đã góp phần giảm bớt gánh nặng chi phí khám, chữa bệnh cho người dân tộc thiểu số, bảo đảm an sinh xã hội, từng bước xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên, thực tế còn một bộ phận không nhỏ người dân, chủ yếu là dân tộc thiểu số, dù điều kiện kinh tế đã được cải thiện nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn. Khả năng tài chính để mua thẻ một lần cho tất cả mọi người trong gia đình là khó thực hiện. Khả năng tự tham gia chính sách BHYT là rất thấp với giá viện phí như hiện nay.

Đại biểu Đặng Bích Ngọc- Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình, thảo luận trực tuyến tại điểm cầu Hòa Bình.Đại biểu Đặng Bích Ngọc- Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình, thảo luận trực tuyến tại điểm cầu Hòa Bình. 

“Một người ốm không có BHYT là cả gia đình có nguy cơ rơi vào bẫy nghèo. Tôi kiến nghị tiếp tục kéo dài thời gian cho người dân thuộc các xã khu vực 2 khu vực 3 giai đoạn 2016-2020 hiện nay đã chuyển về xã khu vực 1 theo Quyết định số 681 được tiếp tục thụ hưởng chính sách bảo hiểm y tế đến hết ngày 31/12/2021 và đề nghị nghiên cứu bổ sung chính sách từ năm 2022 trở đi, các xã đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số miền núi sau khi được địa phương công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tức là chuyển sang vùng 1 thì được tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện chính sách BHYT ít nhất 1 năm”- đại biểu Hoàng Ngọc Định cho biết.

Đồng quan điểm trên, đại biểu Đặng Bích Ngọc (đoàn Hòa Bình) cũng cho biết: Thực tế hiện nay, tại các xã đã về đích nông thôn mới, đối tượng nghèo còn rất nhiều, họ không thể tự bỏ tiền để mua BHYT. Điều này sẽ tác động và ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện tỷ lệ bao phủ y tế toàn dân các tỉnh miền núi.

Vì vậy, đại biểu Đặng Bích Ngọc cũng đề nghị Chính phủ xem xét và cho kéo dài thời gian thực hiện chính sách BHYT với đối tượng này đến hết năm 2021. Đại biểu cũng cho rằng, thời gian tới, khi xây dựng chính sách bảo hiểm y tế nên quy định theo đối tượng hưởng và không nên quy định theo vùng khu vực sẽ thiệt thòi cho những đối tượng nghèo. 

THẢO HƯƠNG

 

Tin cùng chuyên mục

Các cơ quan báo chí Thủ đô tích cực tuyên truyền những nhiệm vụ trọng tâm tháng 7

Các cơ quan báo chí Thủ đô tích cực tuyên truyền những nhiệm vụ trọng tâm tháng 7

(PNTĐ) - Các cơ quan báo chí Thủ đô đã kịp thời thông tin, tuyên truyền sâu sắc các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước và thành phố; trọng tâm là tuyên truyền cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức mô hình chính quyền địa phương hai cấp, đặc biệt là tại 126 đơn vị hành chính cấp xã mới; lan tỏa tinh thần đồng thuận trong xã hội, nêu bật tính chất đột phá, cách mạng và dấu ấn lịch sử của sự kiện này.
Các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 tiếp thêm niềm tin, tự hào dân tộc

Các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 tiếp thêm niềm tin, tự hào dân tộc

(PNTĐ) - Thực hiện chương trình công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025, đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương làm trưởng đoàn đã làm việc với thành phố Hà Nội và một số ban, bộ, ngành liên quan. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, lãnh đạo các bộ, ban, ngành.