Người dân xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất, Hà Nội):

Bao giờ mới được “tháo gông” dự án treo?

Bài và ảnh: VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - 16 năm nay, hàng nghìn hộ dân ở xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất vẫn phải chịu đựng nhiều nỗi khổ, mắc kẹt trong chính mảnh đất ở, thửa ruộng của mình vì nằm trong quy hoạch Dự án Khu đô thị Tiến Xuân do Công ty TNHH MTV Sudico làm chủ đầu tư...

Bao giờ mới được “tháo gông” dự án treo? - ảnh 1
Ông Nguyễn Minh Quân, Phó Trưởng thôn 6 cho biết nhà văn hoá đã xuống cấp, không đáp ứng nhu cầu của người dân.

Dân mắc kẹt vì dự án treo

Trở lại xã Tiến Xuân nơi cách đây 3 năm, phóng viên Báo Phụ nữ Thủ đô đã viết bài “Người dân kêu cứu vì bị ôm 21 dự án treo” đăng ngày 24/3/2021. Bài viết đã phản ánh ý kiến của người dân, chính quyền địa phương về việc trên địa bàn xã Tiến Xuân có đến 25 dự án thì chỉ có 4 dự án triển khai, còn 21 dự án vẫn “nằm im trên giấy”. Trong khi đó, cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn từ việc không được đầu tư hệ thống đường giao thông nội đồng kiên cố, đến việc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) không thực hiện được tách thửa cho con hay chuyển nhượng. Ngay cả thiết chế nhà văn hoá thôn 6 là nơi sinh hoạt cộng đồng của người dân cũng thiếu thốn bao năm nay…

Đưa phóng viên trở lại con đường xuống cánh đồng Trại Mới, ông Nguyễn Minh Quân, Phó Trưởng thôn 6 chỉ về cánh đồng xanh mướt, thở dài: “Tất cả cánh đồng này, và cả ngôi làng của chúng tôi kia đều nằm trong dự án xây dựng Trường Đại học Hoà Bình, nằm trọn trong Khu đô thị Sudico. Đã 16 năm rồi, dự án không triển khai, chúng tôi chờ đợi đến mỏi mòn”. 

Thời gian qua, hay tin Thành phố sẽ thu hồi các dự án chậm triển khai, nhiều người dân xã Tiến Xuân hy vọng là sớm được “cởi trói” bởi dự án Sudico, thế nhưng đến nay vẫn “án binh bất động”. “Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị đến cấp xã, huyện, thành phố và đại biểu Quốc hội ở các kỳ tiếp xúc cử tri nhưng dường như “cóc kêu không thấu trời”- ông Quân buồn rầu nói.

Chia sẻ về việc người dân xã Tiến Xuân đã bị mắc kẹt, chịu thiệt thòi vì bị mất một số quyền lợi do đất ở, đất ruộng nằm trong quy hoạch, dự án Sudico, ông Đinh Văn Dương, từng là trưởng thôn Trại Mới 2 từ năm 2006-2016, nay là Người uy tín, kiêm Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh thôn 6 cho biết: “Gia đình tôi có 2 con trai, mặc dù đã chia đất cho 2 con song vẫn chưa thực hiện tách thửa được vì đất nhà tôi, thôn tôi nằm trong dự án của Sudico. Gần 2 thập kỷ nay, người dân chúng tôi bị ảnh hưởng rất nhiều từ việc dự án “trên giấy” này”. 

Cụ thể, với sổ đỏ được cấp từ thời xã Tiến Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình đến nay vẫn chưa được chuyển sang địa danh Hà Nội, người dân dùng làm tài sản thế chấp để vay ngân hàng thì chỉ được vay với số tiền thấp 50-100 triệu đồng. Giá trị đất ở trong dự án cũng không được định giá cao như các thôn khác. Đặc biệt là việc tách ô, tách thửa đất là không thực hiện được. Nhiều gia đình bố mẹ cho con cái một phần thì làm thừa kế cũng chưa thể hoàn tất thủ tục sang tên sổ đỏ được. Việc sang nhượng một phần đất cũng không làm sổ đỏ được.
Mong chờ được “tháo gông”! 
Dự án Sudico có từ khi hai con ông Đinh Văn Dương còn nhỏ thì 16 năm nay, hai con ông đã lập gia đình, ông đã có 3 cháu đang tuổi đến trường mầm non. Ông Dương trầm tư, không biết có phải chờ đến khi các cháu lớn thì thôn, xã mới được “cởi trói” khỏi dự án treo xuyên thập kỷ này hay không?

 “Chúng tôi rất mong các cấp chính quyền sớm tháo gỡ. Nếu dự án không được triển khai thì nên sớm thu hồi để chúng tôi được thực hiện các quyền lợi chính đáng của mình”- ông Dương nói.

Đưa chúng tôi đến nhà văn hoá Trại Mới, ông Nguyễn Minh Quân cho hay, toàn thôn hiện có 1.400 người, 355 hộ dân. Năm 2019, thôn 6 được thành lập từ sáp nhập 3 thôn Trại Mới 1, Trại Mới 2 và thôn Nhòn. Hiện chỉ có 2 nhà văn hoá Trại Mới và Nhòn với diện tích đều nhỏ hẹp, được xây dựng từ năm 2007 đến nay đã xuống cấp, không đáp ứng được khi có các sự kiện tập trung đông đảo nhân dân trong thôn.

Chỉ về phía đối diện nhà văn hoá Trại Mới là căn nhà cấp 4 xuống cấp, xập xệ, ông Quân cho biết: “Trước, đây là lớp học mầm non, nay không còn sử dụng được nhưng vẫn là cơ sở thuộc trường học, chưa được bàn giao cho địa phương quản lý. Vì vậy, chúng tôi mong muốn được bàn giao thì có thể lên phương án đập bỏ, làm sân chơi, tập thể dục, thể thao cho nhân dân…”.

Tuy nhiên, vấn đề vướng mắc trong việc thôn 6 chưa được đầu tư xây dựng nhà văn hoá lại vẫn bị xoay về lý do chưa bố trí được vị trí, địa điểm, vì toàn thôn đã vào quy hoạch, dự án Sudico.

Ông Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Xuân cho biết, trong tổng diện tích 1.200ha của dự án Khu đô thị Tiến Xuân do Công ty TNHH MTV Sudico làm chủ đầu tư thì xã Tiến Xuân có khoảng 300ha, thuộc địa giới hành chính của 4/7 thôn, gồm thôn 1, 2, 4, 6; còn lại thuộc xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai. Địa phương cũng đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền nhưng khi chưa có quyết định thu hồi dự án thì địa phương và người dân vẫn phải thực hiện theo quy hoạch. Người dân mong muốn sớm được các cấp quan tâm tháo gỡ và đầu tư nhà văn hoá cho nhân dân thôn 6 được có nơi sinh hoạt cộng đồng.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Người dân kêu cứu!

Người dân kêu cứu!

(PNTĐ) - Báo Phụ nữ Thủ đô nhận được đơn của vợ chồng bà Lê Thị Mỹ (72 tuổi) và ông Nguyễn Đức Tứ (80 tuổi) ở khu 6, thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức phản ánh về việc chính quyền thực hiện thu hồi đất của gia đình ông bà đang sinh sống 31 năm, lại còn phạt gần 1 tỷ đồng, gia đình có nguy cơ không còn nơi ở.
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Nhiều hệ lụy khi dự án chậm triển khaI

Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Nhiều hệ lụy khi dự án chậm triển khaI

(PNTĐ) - Dự án Đường giao thông liên xã từ La Phù đến Đông La, huyện Hoài Đức đã được HĐND huyện phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 26/NQ- HĐND ngày 15/2/2022. Tuy nhiên đến nay, đã qua hơn 2 năm trôi qua, dự án vẫn nằm trên giấy, khiến những công trình liên quan bị dở dang, việc thực hiện quy hoạch trên địa bàn xã La Phù bị chậm tiến độ, giao thương luôn trong tình trạng ùn tắc…
Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các dự án dân sinh

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các dự án dân sinh

(PNTĐ) - Liên tiếp trên Báo Phụ nữ Thủ đô số 52 ra ngày 27/12/2023 và số 22 ra ngày 29/5/2024 đăng các bài viết: “Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) bán đất trái thẩm quyền: Chính quyền làm sai, dân chịu thiệt?” và “Xã An Phú (huyện Mỹ Đức, Hà Nội): Công trình cầu, đường dở dang ảnh hưởng đến đời sống người dân” ghi nhận phản ánh của phóng viên Báo Phụ nữ Thủ đô về việc nhiều công trình đường, cầu và nhà văn hoá chậm tiến độ đưa vào sử dụng, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân.
Khách hàng bức xúc vì mua “Nhà phố Thương mại” bỗng​ biến thành “ki-ốt”!?

Khách hàng bức xúc vì mua “Nhà phố Thương mại” bỗng​ biến thành “ki-ốt”!?

(PNTĐ) - Mạnh tay chi hàng chục tỷ đồng mua “Nhà phố Thương mại” tại Dự án VegaCity Nha Trang với mong muốn tạo lập một căn nhà ven biển vừa để ở, vừa có thể kết hợp kinh doanh. Vậy nhưng, giờ đây chị Trần Thị Nga (Hà Nội) lại ngỡ ngàng và bức xúc khi Chủ đầu tư “trưng ra” Giấy CNQSD đất ghi chú: “Công trình Dịch vụ thương mại không có chức năng khách sạn, căn hộ lưu trú, căn hộ ở”. Với ghi chú này, “nhà phố” bỗng dưng được biến hóa thành một dạng “ki-ốt” kinh doanh?
Gần 100 hộ dân 18 năm mỏi mòn chờ giao đất dịch vụ

Gần 100 hộ dân 18 năm mỏi mòn chờ giao đất dịch vụ

(PNTĐ) - Hơn 18 năm nay, 97 hộ dân ở phường Phú Thịnh bị thu hồi đất nông nghiệp trên 30%, trong đó có 14 hộ bị thu hồi 100% đất nông nghiệp để thực hiện dự án Khu nhà ở Phú Thịnh vẫn chưa được giao đất dịch vụ do bị “mắc kẹt” giữa các văn bản của tỉnh Hà Tây so với Nghị định của Chính phủ.