Bất chấp quy định,nhiều nhà xe cố tình bắt khách dọc đường

CÔNG NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Mặc dù các lực lượng chức năng đã liên tục ra quân xử phạt, tạm giữ hay tước giấy phép lái xe, nhưng nhiều xe khách vẫn ngang nhiên dừng đỗ bất ngờ, cố tình đi chậm để “bắt” khách dọc đường.

Theo ghi nhận của phóng viên báo Phụ nữ Thủ đô, trên tuyến đường Giải Phóng (Hoàng Mai) quanh khu vực bến xe Giáp Bát và bến xe Nước Ngầm, trên quãng đường chỉ khoảng chừng vài km kéo dài từ ngã ba Kim Đồng (Hoàng Mai) đến đoạn Pháp Vân (Thanh Trì) hàng ngày có khoảng vài chục lượt xe chạy các tuyến như Nam Định, Thanh Hóa, Thái Bình… cố tình lưu thông với tốc độ “rùa bò”; thậm chí nhiều xe còn đỗ lại, bật đèn báo tín hiệu nguy hiểm để tiện bắt khách.

Cho tới khi có sự xuất hiện của tổ tuần tra, kiểm soát Đội Cảnh sát giao thông số 14 (Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội), các tài xế mới cho xe di chuyển.
Tương tự, trên tuyến đường Phạm Hùng (Cầu Giấy), theo quan sát của phóng viên trong chiều ngày 27/6, dọc hai bên đường là hàng loạt các xe khách di chuyển với tốc độ rất chậm, có thời điểm phụ xe còn nhoài người ra khỏi cửa để vẫy khách dọc đường, bất chấp xe đang dừng giữa đường hay phía sau biển cấm. 

Bất chấp quy định,nhiều nhà xe cố tình bắt khách dọc đường - ảnh 1
Xe khách treo biển “Nhận gửi hàng” dừng ngay sau biển cấm dừng cấm đỗ

Chỉ tính riêng đoạn nút giao từ khu vực đường Mạc Thái Tông (Cầu Giấy) tới đầu đường Tôn Thất Thuyết (Cầu Giấy), hàng loạt nhà xe như xe khách chạy tuyến Móng Cái (Quảng Ninh); xe đi Bắc Giang; xe Việt Phương chạy tuyến Yên Bái-Hà Nội nối đuôi nhau biến lòng đường thành bến bãi, điểm đón trả khách. Vào thời điểm tan tầm, các xe khách dừng, đỗ chờ đón khách tại đây chính là một trong những nguyên nhân làm ùn tắc giao thông. Để qua mặt các cơ quan chức năng khi kiểm tra, các tài xế còn treo biển “Nhận chở hàng” đi các tỉnh nhưng thực chất là dừng xe để đón đợi khách.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở các khu vực đường Nguyễn Hoàng (Nam Từ Liêm), Phạm Văn Đồng (Bắc Từ Liêm), đường vành đai 3 không chỉ có xe khách mà ngay cả các hãng xe taxi, grab cũng đỗ ngay dưới biển cấm dừng đỗ. 

Lý giải tình trạng đón trả khách sai quy định, Đại úy Mai Thế Huynh, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP Hà Nội) cho biết, một phần do lượng xe khách nhiều hơn so với nhu cầu, một phần do thời gian dừng đỗ trong bến xe ngắn, các xe chưa đủ khách đã xuất bến nên xoay sang “bắt” khách bên ngoài.

Để xử lý tình trạng trên, Đội Cảnh sát giao thông số 6 thường xuyên duy trì các tổ công tác tuần tra, kiểm soát, phối hợp cùng với Sở Giao thông Vận tải Hà Nội trích xuất camera để xử phạt các phương tiện vi phạm tại tuyến đường Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng…

Theo ông Nguyễn Đình Quyền - Trưởng phòng Tham mưu tổng hợp, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2022, Thanh tra Sở GTVT đã ra quân kiểm tra và lập biên bản xử lý vi phạm hành chính 1.083 trường hợp. Trong đó tạm giữ 8 phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn 148 trường hợp và tước phù hiệu 68 phương tiện. Số xe khách chạy các tuyến cố định vi phạm nhiều nhất với trên 800 trường hợp. 

Bên cạnh đó, có nhiều đơn vị bị xử phạt đến 10 lần. Cụ thể, Công ty taxi Mai Linh bị phạt 10 lần với tổng số tiền xử phạt 7,4 triệu đồng; Công ty CP ôtô Ninh Bình bị phạt 9 lần với tổng số tiền phạt 5,9 triệu đồng. Ngoài ra, các Công ty Taxi Group, Taxi Thanh Nga, G7… cũng bị xử phạt nhiều lần do vi phạm lỗi dừng, đỗ sai quy định.

Sắp tới, tại khu vực các bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình, Nước Ngầm, Yên Nghĩa, Gia Lâm, Thanh tra Sở tiếp tục kiểm tra, xử lý nghiêm các xe ô tô vận chuyển hành khách vi phạm các quy định; bố trí lực lượng tại khu vực cổng ra, vào bến xe, các vị trí thường phát sinh vi phạm đón, trả khách trái quy định.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.