Cafe đường tàu: Vi phạm có, nguy hiểm có... vẫn hoạt động

Chia sẻ

PNTĐ-Bất chấp vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt (HLATGTĐS), trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, nhiều quán kinh doanh cafe, hàng hóa vẫn hoạt động sát đường tàu.

 
Thời gian qua, bất chấp vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt (HLATGTĐS), trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, nhiều quán kinh doanh cafe, hàng hóa vẫn hoạt động sát đường tàu. Cơ quan chức năng đã nhiều lần vào cuộc nhưng tình trạng vi phạm vẫn chưa chấm dứt.
 
Cafe đường tàu: Vi phạm có, nguy hiểm có... vẫn hoạt động  - ảnh 1
Bàn ghế được các chủ quán cafe kê ngay trên đường ray tàu

 
Trên địa bàn Hà Nội có 6 tuyến đường sắt từ Hà Nội đi các tỉnh với tổng chiều dài 162,11km qua địa bàn 35 xã phường của 17 quận, huyện, trong đó có các phường đang là điểm nóng vi phạm HLATGTĐS như: phường Cửa Đông, Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm), phường Khâm Thiên (quận Đống Đa).
 
Phạm vi HLATGTĐS hiện được quy định tại Điều 9 Nghị định số 56/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ. Cụ thể: “Chiều rộng giới hạn hai bên đường sắt tính từ mép chân nền đường đắp; mép đỉnh mái đường đào; mép ray ngoài cùng của nền đường không đào, không đắp trở ra mỗi bên 8,6m đối với đường sắt trong khu gian”.
 
Mặc dù đã có quy định cụ thể về phạm vi an toàn đường sắt, thế nhưng, theo thống kê của chính quyền địa phương, hiện tại trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, quận Đống Đa đang xảy ra tình trạng các hộ kinh doanh, bán hàng, mở quán cafe lấn chiếm, vi phạm HLATGTĐS. 
 
Theo phản ánh của người dân, nhiều năm qua tại khu vực chắn 5 Trần Phú, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm có 8 hộ; đoạn từ phố Điện Biên Phủ đến đầu phố Phùng Hưng, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm có 5 hộ kinh doanh trong phạm vi an toàn đường sắt. Xung quanh đoạn đường sắt chạy qua tuyến phố Khâm Thiên, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa có 6 hộ mới mở quán cafe khoảng 6 tháng nay. 
 
Quán nào cũng đông người, đặc biệt là thời điểm trước giờ tàu chạy. Hầu hết các cửa hàng đều có diện tích khiêm tốn, tận dụng những khoảng không hai bên đường ray để đặt bàn ghế, quầy hàng. Đặc biệt, tại đoạn đường sắt chạy qua địa bàn phố Khâm Thiên, khi không có tàu chạy qua, bàn ghế còn được bày trên đường ray. Mỗi khi có tàu chuẩn bị chạy qua, các chủ quán nhanh chóng thu gọn bàn ghế và nhắc nhở du khách tấp vào 2 bên lề đường. 
 
Trước thực trạng trên, chính quyền địa phương cùng các đơn vị có liên quan đã vào cuộc xử lý.
Ông Nguyễn Quốc Vượng - Giám đốc Công ty Cổ phần Đường sắt Hà Hải - Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, ngày 3/1/2019, công ty đã phối hợp với phòng Thanh tra an toàn I - Cục Đường sắt Việt Nam, Đội 1 CSGT Đường sắt Hà Nội - C08, UBND phường Điện Biên, Hàng Bông thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra đột xuất các hộ kinh doanh cafe giải khát, đồ ăn nhanh, kê bàn ghế trong phạm vi HLATGTĐS cho khách du lịch, lập các biên bản xử lý vi phạm, yêu cầu các chủ cửa hàng ký cam kết về bảo đảm HLATGTĐS, không lấn chiếm, bày bàn ghế trong phạm vi HLATGTĐS.
 
Tuy nhiên, sau đó tình trạng vi phạm HLATGTĐS vẫn tái diễn, Công ty đã đề nghị Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội có biện pháp chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp giải quyết dứt điểm tình trạng trên. 
 
Về phía chính quyền địa phương, ngày 3/4 Công an phường Hàng Bông đã xử phạt 1 quán cafe tại chắn 5 Trần Phú. Tháng 3/2019, Công an phường Khâm Thiên đã xử phạt 4/6 hộ theo quy định pháp luật Điểm B Khoản 1 điều 51/NĐ 46/CP vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt với mức phạt là 400.000 đồng/hộ. Tuy nhiên, mức phạt này được đánh giá là khá nhẹ, chưa đủ sức răn đe chủ kinh doanh vi phạm.
 
Bên cạnh việc xử phạt, mấu chốt khiến vi phạm HLATGTĐS vẫn tồn tại còn nằm ở ý thức người dân. Mặc dù lực lượng công an phường đã thường xuyên phối hợp với Tổ dân phố, Hội Phụ nữ vận động các hộ kinh doanh ký cam kết không vi phạm HLATGTĐS, làm biển cảnh báo nguy hiểm tại khu vực HLATGTĐS bằng tiếng Việt và tiếng Anh nhưng du khách vẫn tìm đến khu vực này để uống nước, chụp ảnh. Vì thế, điều quan trọng là phải nâng cao tuyên truyền ý thức của người dân, chủ kinh doanh trong việc hợp tác cùng chính quyền tuân thủ an toàn đường sắt, bảo vệ mỹ quan Thủ đô.
 
 
Tuệ Liên 

Tin cùng chuyên mục

Hướng tới giáo thông xanh, bền vững

Hướng tới giáo thông xanh, bền vững

(PNTĐ) - Thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường đang thu hút sự quan tâm của dư luận, đường Vành đai 1 được chọn làm ranh giới để cấm xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xăng, dầu) chạy trong nội đô Hà Nội từ 1/7/2026. Theo lộ trình, từ 1/1/2028, không có xe môtô, xe gắn máy, hạn chế xe ôtô cá nhân chạy xăng, dầu lưu thông trong đường Vành đai 1, Vành đai 2.
Chợ “tiền tỷ” Xuân Phương, Phúc Lý bỏ hoang hàng chục năm

Chợ “tiền tỷ” Xuân Phương, Phúc Lý bỏ hoang hàng chục năm

(PNTĐ) - Theo phản ánh của người dân, phóng viên Báo Phụ nữ Thủ đô đã ghi nhận tại hai công trình xây dựng chợ Xuân Phương (xã Xuân Phương) và chợ Phúc Lý (phường Tây Tựu) hiện đang trong tình trạng dở dang, bỏ hoang cho cỏ mọc, trở thành nơi đổ rác, mất vệ sinh, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Trẻ em không còn an toàn ngay trong nhà mình

Trẻ em không còn an toàn ngay trong nhà mình

(PNTĐ) - Hiện nay, xâm hại tình dục trẻ em là vấn đề nhức nhối. Vụ việc bé gái 3 tuổi bị xâm hại cho thấy, mọi trẻ em đều có nguy cơ bị xâm hại tình dục, bất kể giới tính, độ tuổi hay hoàn cảnh sống.
Chính quyền xã mới ra quân xử lý vi phạm đất đai, trật tự xây dựng

Chính quyền xã mới ra quân xử lý vi phạm đất đai, trật tự xây dựng

(PNTĐ) - Ngay trong những ngày đầu thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, ở nhiều nơi có tình trạng vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng gây bức xúc trong dư luận, lãnh đạo chính quyền xã mới đã ra quân xử lý vi phạm, tăng cường tuyên truyền cho người dân tự tháo dỡ, và để không phát sinh vi phạm mới.
“Hô biến” hơn 660m2 đất công thành đất tư, chính quyền xã làm ngơ?

“Hô biến” hơn 660m2 đất công thành đất tư, chính quyền xã làm ngơ?

(PNTĐ) - Bức xúc về việc hai hộ dân ngang nhiên vi phạm lấn chiếm đất công, biến đất công thành đất tư, rồi xây dựng nhà, tường bao để sử dụng vào mục đích cá nhân hàng nghìn m2, người dân ở thôn Tân Dân 2, xã Thanh Oai mới (trước đây là xã Phương Trung) đã gửi đơn đến Báo Phụ nữ Thủ đô kêu cứu.