Cần bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho hai cháu

Chia sẻ

Theo đơn tố cáo của ông Đoàn Ngọc Sáng (sinh năm 1959, trú tại xã Hữu Hoà, huyện Thanh Trì, Hà Nội), sau khi chồng mất, con dâu ông là chị N.A đã đưa 2 con về chung sống với người đàn ông khác. Tại đây, các cháu có nhiều vết đánh, bầm tím nghi bị “bố dượng” bạo hành…

Theo lời kể của ông Đoàn Ngọc Sáng, năm 2011, con trai ông là anh Đ.M.N kết hôn với chị N.A và sinh được 2 con là cháu H.A (sinh năm 2012) và cháu T.N (sinh năm 2014). Năm 2018, anh N qua đời. Mấy tháng sau, chị A công khai quan hệ tình cảm và muốn kết hôn với anh T (trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) rồi đưa hai con về chung sống với anh T như vợ chồng.

Đến tháng 8/2020, trong một lần sang thăm hai cháu nội, vợ chồng ông Sáng phát hiện trên người các cháu xuất hiện nhiều vết bầm tím do bị đánh. Thấy cháu có dấu hiệu bạo hành, ông Sáng gặng hỏi thì các cháu nói là bị bố dượng đánh. Ngay lập tức, ông Sáng tổ chức họp gia đình. Tại cuộc họp, các bên gia đình đều thừa nhận anh T đã đánh 2 cháu H.A và T.N là quá dã man, không thể chấp nhận.

“Tại cuộc họp này, bố mẹ anh T đã cam kết sẽ giáo dục lại con, để không còn tái diễn hành vi bạo lực, đồng thời hứa sẽ cùng chị N.A bảo vệ hai cháu. Đến ngày 28/12/2020, vợ chồng tôi đến thăm 2 cháu thì lại phát hiện trên mạn sườn của cháu H.A có nhiều vết thâm do bị đánh. Khi gặng hỏi, cháu H.A nói đã bị bố dượng đánh. Không những thế, ngày 9/4/2021, khi đón các cháu về nhà chơi, các cháu kể bị bố dượng bóp cổ, tát vào má, đập đầu xuống sàn và nhốt vào phòng kín. Lúc đó mẹ cháu có mặt nhưng không ngăn cản được” - ông Sáng bức xúc kể.

Những vết bầm tím trên cơ thể cháu bé nghi bị bố dượng đánh	Ảnh gia đình cung cấpNhững vết bầm tím trên cơ thể cháu bé nghi bị bố dượng đánh  Ảnh gia đình cung cấp

Ngay sau khi sự việc xảy ra, vợ chồng ông Sáng đã đưa cháu T.A đến bệnh viện Thanh Nhàn khám và trình báo công an phường Minh Khai. Bệnh viện Thanh Nhàn chẩn đoán cháu T.A cần “theo dõi chấn thương sọ não”. Để đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho 2 con, chị N.A đã tự nguyện bàn giao 2 con cho ông bà nội là ông Sáng - bà Hồng nuôi dưỡng.

Biên bản giao nhận việc chăm sóc thay thế 2 cháu H.A và T.N đã được lập tại UBND xã Hữu Hòa với thời gian chăm sóc thay thế từ ngày 15/6/2021 cho đến khi 2 cháu trưởng thành. Vợ chồng ông Sáng đã nhập khẩu cho hai cháu về gia đình và xin chuyển trường học cho các cháu về Hữu Hoà. Cuối tháng 2/2021, do tình hình dịch Covid-19 nên chị N.A tiếp tục đón cả 2 cháu sang nhà ông bà ngoại ở tạm. Tuy nhiên, hết cách ly 15 ngày, vợ chồng ông Sáng sang đón cháu thì chị N.A không đồng ý.

Theo đại diện công an phường Minh Khai, sau khi nhận được đơn tố cáo của vợ chồng ông Sáng - bà Hồng, Công an phường Minh Khai đã mời những người liên quan lên trụ sở làm việc, đồng thời chuyển toàn bộ hồ sơ lên Công an quận Hai Bà Trưng để điều tra thụ lý. Tuy nhiên, sau khi chuyển hồ sơ lên Công an quận thì gia đình ông Sáng, bà Hồng đã xin rút đơn… Ông Sáng cho rằng, việc ông bà rút đơn là do tin tưởng anh T sẽ không bạo hành 2 cháu nữa. Tuy nhiên, sau đó, chị N.A và anh T lại tiếp tục cấm túc, không cho vợ chồng ông tiếp xúc hai cháu.

Trao đổi với phóng viên báo Phụ nữ Thủ đô, lãnh đạo Hội LHPN xã Hữu Hoà cho biết đã nắm được thông tin vụ việc. Sau khi sự việc xảy ra, gia đình ông Sáng và con dâu đã thống nhất đưa hai cháu về ở với ông bà nội và đăng ký học tại trường Tiểu học Hữu Hoà. Khi dịch Covid-19 phức tạp, chị N.A đón 2 con về ngoại ở và từ đó đến nay không về ở cùng ông bà nội nữa. Hiện Hội LHPN xã đang tiến hành nắm bắt vụ việc, đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích tốt nhất cho các cháu. Báo Phụ nữ Thủ đô tiếp tục thông tin về vụ việc.

N.LONG - TÚ AN

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.