Cần có cơ chế, chính sách phát triển mô hình du lịch nông nghiệp

Bài và ảnh: Hoàng Việt
Chia sẻ

(PNTĐ) - Việc trang trại gà biến thành khu du lịch nông nghiệp trải nghiệm Tiên Viên chưa được cấp phép tại xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ đã khiến dư luận băn khoăn phản ánh. Chiều 15/1, phóng viên Báo Phụ nữ Thủ đô tìm hiểu thông tin thực tế.

Cần có cơ chế, chính sách phát triển mô hình du lịch nông nghiệp - ảnh 1
Khuôn viên trang trại Tiên Viên xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp.

Tại thời điểm phóng viên đến khu du lịch trải nghiệm Tiên Viên, nơi đây không có hoạt động khách, chỉ có những người làm vườn, công nhân làm việc trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng. Không gian trang trại có diện tích rộng 11ha, có ao, vườn hoa hồng, bãi cỏ rộng, dãy nhà cấp 4 ngăn nhiều phòng và những chuồng chăn nuôi thỏ, chim bồ câu… 

Thông tin với phóng viên, ông Đặng Tiến Hoàng, Chủ tịch UBND xã Đại Yên cho biết, trang trại của gia đình ông Đặng Đình Tiên là đất nông nghiệp, hơn 20 năm trước đây là vũng sâu, canh tác không hiệu quả, địa phương cho thuê thầu. Từ việc cải tạo đất, dựng chuồng trại, trồng cây, đào ao thả cá. Nhiều năm nay, gia đình ông Tiên làm mô hình kinh tế hiệu quả. Mỗi ngày xuất ra thị trường 50.000 -70.000 quả trứng gà bán theo chuỗi liên kết. Sản phẩm trứng gà Tiên Viên đã đạt chứng nhận OCOP, mỗi năm trang trại xuất hàng trăm tấn cá. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, nhất là năm 2022-2023, chăn nuôi trở nên khó khăn, gia đình vẫn phải duy trì chi phí cao như nhân công, điện…

Nắm bắt xu hướng phát triển nông nghiệp sinh thái trải nghiệm, gia đình ông Tiên đã cải tạo lại khuôn viên chuồng trại, tập trung khu chăn nuôi gà riêng một khu, sửa chữa lại dãy nhà nuôi gà, cải tạo vườn, sân để đón khách đến theo mô hình du lịch giáo dục trải nghiệm. 

Ông Hoàng cho hay, việc gia đình ông Tiên chuyển đổi mô hình chăn nuôi kết hợp du lịch sinh thái trải nghiệm trên nền tảng trang trại chăn nuôi chưa được cơ quan chức năng nào cấp phép. Vì vậy, tháng 10/2023, UBND xã Đại Yên đã lập đoàn kiểm tra việc sử dụng đất nông nghiệp của gia đình ông Tiên, ghi nhận hiện trạng về việc hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch là không đúng mục đích được giao, thuê nên đã có quyết định yêu cầu gia đình ông Tiên dừng hoạt động này, đề nghị tháo dỡ các hạng mục không đúng quy định. Đến nay, gia đình ông Tiên đã cơ bản chấp hành.

Theo ông Hoàng, gia đình ông Tiên có mong muốn được chuyển đổi sang mô hình hoạt động du lịch trải nghiệm thì phải đề nghị với UBND huyện và thành phố để được cấp phép. Mặc dù UBND xã rất khuyến khích phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp theo Kế hoạch số 73/KH-UBND ngày 04/3/2022 của UBND TP Hà Nội về việc phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn giai đoạn 2022-2025. Tuy nhiên, việc gia đình ông Tiên chuyển đổi mô hình sản xuất cũng phải được triển khai các bước theo đúng quy định.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.