Cần xử lý hình sự

Chia sẻ

Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa triệt phá đường dây thu thập, chiếm đoạt, mua bán trái phép dữ liệu quy mô lớn tại Việt Nam, đồng thời khởi tố Dư Anh Quý (33 tuổi, ở huyện Đông Anh, Hà Nội) và vợ là Lại Thị Phương (29 tuổi, Giám đốc Công ty VNIT Tech) về tội Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông.

Theo tài liệu điều tra, các bị can đã thu thập, chiếm đoạt, mua bán, sử dụng trái phép gần 1.300GB dữ liệu chứa hàng tỷ thông tin về các cá nhân, tổ chức trên toàn quốc. Các thông tin cá nhân bị mua bán là của khách hàng điện lực, phụ huynh, học sinh, khách hàng ngân hàng (trong đó có các ngân hàng lớn ở Việt Nam), khách hàng điện máy, nhà đầu tư tài chính, chứng khoán, khách hàng các ngành spa, nha khoa, thời trang, thẩm mỹ viện, nhân sự cơ quan Nhà nước, dữ liệu viễn thông, thuê bao điện thoại... Theo Cục An ninh mạng, những dữ liệu này được các bị can thu thập từ nhiều nguồn và bằng nhiều phương thức khác nhau. Các đối tượng còn lợi dụng quyền quản trị hệ thống thông tin tại một số cơ quan, doanh nghiệp để trích xuất dữ liệu.

Cơ quan công an đọc quyết định khởi tố bị can đối với bị can Quý (Ảnh: Báo Công an nhân dân)Cơ quan công an đọc quyết định khởi tố bị can đối với bị can Quý (Ảnh: Báo Công an nhân dân)

Bộ Công an cũng cho biết đang điều tra làm rõ vụ việc rao bán thông tin được cho là lấy từ kho lưu trữ chứng minh nhân dân (CMND), căn cước công dân (CCCD) của gần 10.000 người dân Việt Nam trên mạng xã hội. Đối tượng rao bán cho biết, toàn bộ dữ liệu đều là thông tin của người dùng Việt Nam và được bán với giá ban đầu là khoảng 9.000 USD (khoảng 207 triệu đồng), sau đó hạ xuống còn 4.300 USD (khoảng 99 triệu đồng), thanh toán bằng hình thức tiền điện tử Bitcoin, Litecoin hoặc qua trung gian. Đến sáng 16/5, bài viết này đã bị xóa không rõ nguyên nhân…

Theo luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội thông tin cá nhân (bao gồm họ và tên, địa chỉ, hình ảnh đặc điểm nhân thân...) là bí mật đời tư cá nhân. Việc sử dụng thông tin hình ảnh cá nhân công dân do công dân tự quyết định. Hành vi thu thập, chuyển đưa, mua bán, trao đổi, sử dụng trái phép thông tin cá nhân là hành vi vi phạm pháp luật.

Hiến pháp, Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan đều có những quy định bảo vệ bí mật đời tư cá nhân. Việc thu thập, sử dụng trái phép dữ liệu thông tin cá nhân sẽ bị xử phạt hành chính đến 30 triệu đồng theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện. Bên cạnh đó, hành vi chủ động xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt thông tin cá nhân mang bán được xem là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có thể bị xử lý hình sự.

“Ngoài ra, hành vi đưa thông tin trái phép trên mạng internet, tiết lộ bí mật đời tư cá nhân, thông tin dữ liệu điện tử người dùng cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính mạng viễn thông" theo Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015. Hình phạt của hành vi này có thể lên đến 7 năm tù. Các đối tượng bỏ tiền ra mua thông tin trái phép cũng sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Riêng hành vi thu thập thông tin cá nhân trái phép của người khác bằng cách bỏ tiền ra mua sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông tần số vô tuyến điện” - luật sư Cường phân tích.

“Để tránh những phiền phức, thậm chí những nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra, chúng ta cần hạn chế chụp ảnh thông tin thẻ CCCD, CMND để đăng tải lên các trang mạng. Trường hợp bắt buộc phải cung cấp thông tin cá nhân cho các tổ chức, cá nhân thì phải có cam kết, yêu cầu tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin cá nhân không được phép chia sẻ cho bên thứ ba, không được phép sử dụng thông tin cá nhân của mình vào mục đích khác. Cơ quan Nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ việc quản lý dữ liệu đối với tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh có thu thập thông tin cá nhân của người dùng như các hệ thống ngân hàng, siêu thị, cơ sở kinh doanh dịch vụ… và các cơ sở này phải có cam kết về việc bảo mật thông tin” - luật sư Cường nêu ý kiến.

TÚ AN

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.