Cần xử lý nghiêm việc gây ô nhiễm tiếng ồn

Hoàng Việt
Chia sẻ

(PNTĐ) -Theo quy định, trước 6 giờ sáng và sau 22 giờ mà gây tiếng động lớn, làm ồn ào huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng thì bị phạt. Tuy nhiên, tiếng ồn đô thị đã trở thành vấn nạn xuất hiện ở nhiều nơi.

Cần xử lý nghiêm việc gây ô nhiễm tiếng ồn  - ảnh 1
22h50 phút tại tiền sảnh Trung tâm thương mại Mê Linh Plaza vẫn diễn ra các hoạt động văn nghệ gây ảnh hưởng tiếng ồn đến các hộ dân sống gần đó      Ảnh: P.V

Bà Lê Thị T (65 tuổi) ở Hà Cầu, Hà Đông cho hay: “Nhiều hôm tôi cảm thấy mệt mỏi bởi có những âm thanh ồn ào, hỗn loạn khiến mất ngủ. Nhà tôi nhìn ra Trung tâm thương mại Mê Linh Plaza, gần đường sắt trên cao, đường Quang Trung… nên đủ các thể loại ồn ào dội vào. Đặc biệt là những âm thanh hát hò, nhạc nhẽo từ những chiếc loa kéo”.  

Theo bà T từ 5h sáng, ở khu vực khuôn viên Trung tâm thương mại Mê Linh Plaza, ngay trước cổng UBND quận Hà Đông, mỗi nhóm chục người lại có một chiếc loa kéo mở nhạc khác nhau. Tiếng nhạc sập sình, tiếng trống đập thình thịch, tiếng người la hét, khiến những gia đình xung quanh phải hứng chịu. 

Cháu gái bà T liên tục tỏ ra khó chịu bởi tiếng ồn khiến cháu không tập trung được việc học. Từ tối đến đêm, cũng chính khu vực này, những nhóm người tụ tập ăn uống ở quán vỉa hè, hát karaoke cũng thường xuyên tụ tập ngoài 22 giờ, nhiều hôm bà T cũng thấy ngoài 23 giờ thì có tiếng lực lượng công an đi nhắc nhở, nhóm người này mới giải tán.

Ngay đêm 21/8, vào 22 giờ 56 phút, bà T phản ánh, tiếng hát hò, nhạc phát ra ầm ĩ từ tiền sảnh Trung tâm thương mại Mê Linh Plaza cũng khiến gia đình bà cảm thấy phiền toái. Cháu lớn học bài bị ảnh hưởng, cháu nhỏ mới sinh ngủ không ngon giấc bởi tiếng hát hò quá lớn. Được biết, nhiều cư dân ở tòa chung cư kế bên cũng nhiều lần than phiền, kiến nghị với Ban quản lý tòa nhà. Tuy nhiên, sự ồn ào trên vẫn diễn ra.

 Bà T cho rằng, tiếng ồn từ động cơ tàu điện, ô tô, xe máy đi đường đã là khó khắc phục còn các tiếng ồn khác từ loa đài, loa thùng kéo… thì cần sự nghiêm túc thực hiện đúng quy định.
Theo Nghị định 144/2021 của Chính phủ quy định mức phạt cho hành vi trên đã tăng lên đáng kể (từ 500.000 đến 1 triệu đồng đối với cá nhân, 1-2 triệu đồng đối với tổ chức). Nghị định 144/2021 đã nâng mức phạt. 

Các hành vi vi phạm và mức xử phạt về tiếng ồn được quy định tại Điều 22, Nghị định 45/2022 của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 25/8/2022. Trong đó, mức xử phạt sẽ tăng dần tương ứng với mức độ vượt quy chuẩn về tiếng ồn, thấp nhất là phạt tiền từ 1-5 triệu đồng, cao nhất là từ 140-160 triệu đồng, đồng thời có thể áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung.

Giải pháp căn cơ cho việc trị vấn nạn tiếng ồn, thiết nghĩ cần phải xem việc xử lý tiếng ồn trước 22 giờ cũng quan trọng như sau 22 giờ. Bởi đó là giờ học sinh tập trung học bài, người già, trẻ nhỏ, người lao động cần nghỉ ngơi, cả nhiều người làm việc…

Đề nghị UBND quận Hà Đông, UBND phường Hà Cầu sớm vào cuộc kiểm tra thông tin và có biện pháp xử lý nghiêm về việc thường xuyên có những nhóm người gây tiếng ồn trước 6 giờ sáng và sau 22 giờ tại Trung tâm thương mại Mê Linh Plaza, ngay đối diện cổng UBND quận.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.
Bao giờ mới được “tháo gông” dự án treo?

Bao giờ mới được “tháo gông” dự án treo?

(PNTĐ) - 16 năm nay, hàng nghìn hộ dân ở xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất vẫn phải chịu đựng nhiều nỗi khổ, mắc kẹt trong chính mảnh đất ở, thửa ruộng của mình vì nằm trong quy hoạch Dự án Khu đô thị Tiến Xuân do Công ty TNHH MTV Sudico làm chủ đầu tư...
Cần giải quyết dứt điểm việc bán đất trái thẩm quyền!

Cần giải quyết dứt điểm việc bán đất trái thẩm quyền!

(PNTĐ) - Gần 22 năm trước, theo thông báo của địa phương, gia đình bà Lê Thị Nho ở thôn Cát, xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, Hà Nội cùng 4 hộ gia đình trong thôn đã mua đấu giá 6 thửa đất ở khu Gốc Vờm, Giếng Đá, Gò Bãi, các vị trí đất xen kẹt, giáp khu dân cư với mục đích để xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, sau khi nộp tiền mua đất, nộp thuế hàng năm, đến năm 2022, gia đình bà Nho xây dựng nhà thì lại bị chính quyền đình chỉ.
Nhiều hộ dân kêu cứu vì giá đền bù quá thấp

Nhiều hộ dân kêu cứu vì giá đền bù quá thấp

(PNTĐ) - Khi Dự án đường vành đai Khu công nghệ cao Hòa Lạc tuyến số 2 đi qua địa bàn 2 thôn Long Phú và Hòa Phú, xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai triển khai, hàng chục hộ dân có nhà ở trong diện bị thu hồi trở nên hoang mang, lo lắng, bức xúc và kêu cứu đến các cơ quan chức năng vì giá đền bù quá rẻ như mất trắng.