Cảnh báo cháy nổ do đốt vàng mã, thắp hương thờ cúng

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân và các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo cần tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy, đề phòng cháy nổ trong những ngày Rằm, lễ, Tết, mồng Một…

Đã có không ít vụ cháy xảy ra mà nguyên nhân chính là do việc thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã gây ra, gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhiều cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và hộ gia đình vẫn còn lơ là cảnh giác, chưa quan tâm đến việc đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ. 

Trưa ngày 9/8/2022, một đám cháy bốc lên từ căn nhà dân tại ngõ 32 phố Hoàng Đạo Thành (phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, Hà Nội) do chủ nhà hóa vàng cạnh đống quần áo nhưng quên đổ tàn lửa nên đã bén sang các vật liệu khác gây cháy.

Cảnh báo cháy nổ do đốt vàng mã, thắp hương thờ cúng - ảnh 1
Cháy chùa Hòa Phúc tại thôn Hòa Trúc, xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội ngày 20/6/2022 Ảnh: CAHN

May mắn, khi đám cháy xảy ra, 2 cháu nhỏ trong nhà đã kịp thời thoát ra ngoài an toàn. Trước đó, ngày 20/6/2022, vụ cháy lớn xảy ra tại chùa Hòa Phúc (thôn Hòa Trúc, xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã thiêu rụi cả khu nhà Từ Ân của chùa. 

Hầu hết, các vụ cháy do thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân như: Bố trí nơi thắp hương thờ cúng không đảm bảo khoảng cách phòng cháy chữa cháy (PCCC), để quá nhiều vàng mã gần vị trí thắp hương, nến dẫn đến bắt cháy; vị trí đốt vàng mã không đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC, trong quá trình hóa vàng không có người trông coi để tàn lửa có thể cháy lan sang các vật dụng xung quanh gây ra cháy...

Do đó, để đảm bảo an toàn PCCC trong việc thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã vào những dịp lễ, Tết, mùng Một, ngày Rằm, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người đứng đầu các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, chủ hộ gia đình và người dân thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống cháy nổ tại tư gia và nơi thờ tự. 

Cụ thể, các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, nơi thờ tự cần ban hành nội quy PCCC, thường xuyên tuyên truyền nâng cao kiến thức về PCCC cho những người phục vụ tại chỗ; dự phòng các điều kiện thoát nạn khi có cháy xảy ra; chủ động kiểm tra hệ thống điện, thiết bị tiêu thụ điện, điện chiếu sáng, dây dẫn điện.

Các đền chùa cần có khu vực riêng dùng để hóa vàng mã, cách xa các vật dụng dễ cháy; cắt cử người trông coi khi khách đến thắp nhang, đèn, để xử lý ngay những trường hợp bất cẩn; hạn chế thấp nhất việc thắp hương và hóa vàng. Các dụng cụ đỡ nhang, đèn bố trí nơi chắc chắn, cố định, tránh ngã, đổ.

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ thường trực trong thời điểm khách đến viếng, cúng và sau khi kết thúc công việc trong ngày; chủ động trang bị phương tiện chữa cháy… Tại các tư gia, trước khi hóa vàng mã, người dân cần chọn khu vực kín gió, sử dụng vật dụng che chắn tránh gió cuốn tàn lửa sang các khu vực xung quanh gây cháy.

Đặc biệt, các hộ gia đình cần chủ động trang bị phương tiện chữa cháy cho hộ gia đình để kịp thời xử lý khi có sự cố cháy, nổ.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.