Cảnh báo mua sắm trên sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Bài và ảnh: T.MẪN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Gần đây, ứng dụng mua hàng trực tuyến đang thu hút nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo về nhiều rủi ro khi người tiêu dùng mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký tại Việt Nam.

Cảnh báo mua sắm trên sàn thương mại điện tử xuyên biên giới - ảnh 1
Nhiều người dùng chia sẻ rầm rộ đường link tải app Temu và link giới thiệu sản phẩm trên Facebook.

Hơn 1 tháng qua, sàn thương mại điện tử Temu mới hoạt động nhưng với hình thức quảng cáo rầm rộ trên các nền tảng mạng xã hội, Temu đã nhanh chóng thu hút nhiều người tiêu dùng Việt Nam. Bởi nó mang đến hàng triệu sản phẩm đa dạng từ thời trang, mỹ phẩm đến đồ gia dụng… với mức giá rẻ bất ngờ, kèm theo các hình thức quay thưởng hấp dẫn.

Không chỉ thu hút người tiêu dùng bởi giá sản phẩm siêu rẻ, miễn phí giao hàng, chính sách ưu đãi khủng mà việc giới thiệu sàn thương mại điện tử Temu cho bạn bè còn kiếm được tiền. Nhiều hội nhóm, video, bài đăng trên facebook, Youtube hướng dẫn, “cầm tay chỉ việc” mọi người cách kiếm tiền qua Temu. Theo đó, qua chương trình kiếm hoa hồng với tiếp thị liên kết và người có sức ảnh hưởng Temu có thể kiếm tiền theo nhiều cách. Bạn có thể nhận được 10-30% tiền hoa hồng cho các đơn hàng được đặt bởi người dùng mới mà bạn giới thiệu thông qua các đường link. Ngoài ra, có phần thưởng 150 nghìn đồng cho mỗi người dùng mới tải xuống ứng dụng thông qua giới thiệu của bạn…

Tuy nhiên, trước “cơn lốc” đổ bộ của các sàn TMĐT mới (trong đó có Temu), nhiều chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng cần cân nhắc, cẩn trọng trước những lời mời chào, liên kết lạ. Theo ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc công nghệ, Công ty Cổ phần Công nghệ An ninh mạng Quốc gia Việt Nam, các liên kết chia sẻ lạ trên mạng xã hội tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thông tin. Những kẻ lừa đảo thường lợi dụng các vấn đề, sự kiện nóng để trục lợi. Khi có một sản phẩm mới, nền tảng mới xuất hiện, nhu cầu trải nghiệm với các chương trình khuyến mãi, hoa hồng lớn sẽ là một sức hấp dẫn rất lớn với người dùng.

Lợi dụng điều này, những đối tượng lừa đảo có thể thực hiện một số hành vi lừa đảo như: Tạo ra các đường link có tên miền nhái hoặc giao diện nhái với sản phẩm mới, gửi cho người dùng với những lời chào mừng hấp dẫn, dẫn dụ người dùng cung cấp thông tin như: Tên đăng nhập, mật khẩu, hoặc thông tin thẻ tín dụng cá nhân; có thể yêu cầu nạn nhân cài ứng dụng qua các liên kết được chia sẻ, từ đó dẫn người dùng đến các ứng dụng không chính thống, cài đặt mã độc và chiếm quyền điều khiển điện thoại người dùng. 

Để phòng tránh, chuyên gia khuyến cáo người dùng cần nâng cao cảnh giác trước khi nhấp vào bất kỳ liên kết nào, hãy kiểm tra nguồn gốc, xác minh xem liên kết có phải từ nguồn đáng tin cậy hay không. Người dùng không cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài chính, đặc biệt thông tin thẻ tín dụng qua các liên kết không rõ ràng hoặc các trang web không bảo mật. 

Việc mua sắm trên các nền tảng chưa đăng ký và chưa được cơ quan Nhà nước quản lý có thể dẫn đến những rủi ro. Liên quan đến vấn đề này, Bộ Công Thương cũng khuyến nghị người tiêu dùng cần thận trọng khi tiến hành các giao dịch trên nền tảng thương mại điện tử, đặc biệt tuyệt đối không thực hiện giao dịch với các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Xử lý “nửa với” vi phạm ở bãi tập kết than, cát

Xử lý “nửa với” vi phạm ở bãi tập kết than, cát

(PNTĐ) - Liên quan đến vấn đề vi phạm trong sử dụng đất đai và tự ý thành lập bến, bãi trung chuyển cát, than, vật liệu xây dựng tại xã Trung Mầu, huyện Gia Lâm (Hà Nội), ngày 27/6/2024, Báo Phụ nữ Thủ đô đã có bài: “Siết chặt quản lý đất nông nghiệp vùng bãi ở Gia Lâm”. Gần đây, người dân tiếp tục phản ánh bãi than lại có dấu hiệu hoạt động trở lại.
Làng hoa Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội: Người dân tiến thoái lưỡng nan

Làng hoa Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội: Người dân tiến thoái lưỡng nan

(PNTĐ) - Hàng chục hộ dân làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) đang trong tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” khi chính quyền địa phương thực hiện cưỡng chế nhà lạnh bảo quản hoa xây dựng trên đất nông nghiệp. Các hộ dân ở đây mong muốn được cơ quan chức năng xem xét hỗ trợ tạo điều kiện cho giữ lại những cơ sở thiết yếu nhất để được ứng dụng công nghệ cao vào bảo quản hoa khi dịp Tết Nguyên đán đang cận kề.
Bao giờ xử lý triệt để vi phạm tại cảng Hòa Bình?

Bao giờ xử lý triệt để vi phạm tại cảng Hòa Bình?

(PNTĐ) - Dù chưa được cấp phép hoạt động, nhưng tại khu vực bãi sông thuộc thôn Hoà Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn (còn được gọi là cảng Hòa Bình) có tới 3 bãi tập kết vật liệu xây dựng quy mô lớn, vẫn đang diễn ra hoạt động tập kết, trung chuyển than, cát rầm rộ gây ô nhiễm môi trường và bức xúc trong dư luận.
Quyết định hành chính sai, người dân và doanh nghiệp lao đao!

Quyết định hành chính sai, người dân và doanh nghiệp lao đao!

(PNTĐ) - 16 năm trước, dự án Nhà vườn sinh thái nông nghiệp công nghệ cao tại xã Đồng Quang thuộc địa bàn 2 xã Đồng Quang và Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai, Hà Nội từng được gọi là “siêu dự án” với kỳ vọng đổi thay diện mạo cả vùng. Song đến nay, dự án này vẫn đang dang dở, nhiều vướng mắc liên quan đến các sai phạm chưa được tháo gỡ, còn người dân thì thắt lòng chờ đợi “bờ xôi ruộng mật” nay để hoang phế.
Vấn đề thiếu điện của trường học ở Hoài Đức đã được khắc phục

Vấn đề thiếu điện của trường học ở Hoài Đức đã được khắc phục

(PNTĐ) - Ngày 11/9/2024, Báo Phụ nữ Thủ đô có bài viết nhan đề “Hàng nghìn thầy và trò ở các trường học khốn khổ vì thiếu điện” phản ánh về việc hai Trường mầm non A và Trường Tiểu học Vân Côn trên địa bàn xã Vân Côn, huyện Hoài Đức bị thiếu điện. Ngày 19/9/2024, Công ty Điện lực Hoài Đức đã có Công văn số 2753 trả lời nội dung phản ánh của Báo Phụ nữ Thủ đô.