Cây xanh chết khô trên đường không được thay thế

Chia sẻ

Đã từ lâu, khi lưu thông trên đường Đức Thắng (đoạn từ Trường Cán bộ Thanh Tra, tới điểm giao cắt với đường Hoàng Văn Bí, thuộc địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), tôi quan sát và không khỏi ái ngại khi thấy có tới 5 cây xanh ở bên lề bị chết khô từ lâu nhưng không thấy cơ quan chức năng cho thay thế cây mới.

Nhiều người dân khác khi nhìn thấy những cây chết này cũng phải lắc đầu.

Trong khi đó, chỉ một thời gian ngắn nữa là bước vào mùa mưa bão. Vì thế những cây xanh đường phố đã chết mà không được chặt hạ sẽ là rất nguy hiểm cho sự an toàn của người tham gia giao thông qua lại trên con đường này. Khi cây xanh đã chết, độ bám chắc của bộ rễ trong lòng đất không giống những cây còn sống nên chúng rất dễ ngã đổ. Thậm chí nhiều khi không cần gió bão chúng cũng có thể tự đổ xuống đường, gây ra nhiều nguy hiểm cho người đang đi lại trên đường vào thời điểm đó.

Cây xanh chết khô trên đường không được thay thế - ảnh 1

Thực tế đã xảy ra một số vụ việc người bị cây ngã, đổ làm bị thương, thậm chí thiệt mạng một cách oan uổng. Lúc đó, mọi việc khắc phục hậu quả cũng đã muộn. Thêm nữa, việc cây chết khô chậm được thay thế cũng làm ảnh hưởng tới cảnh quan đô thị trong khi chúng ta đang nỗ lực xây dựng Thủ đô “sáng- xanh-sạch-đẹp”.

Được biết, trước mỗi mùa mưa bão, Công ty TNHH Một thành viên Công viên Cây xanh Hà Nội vẫn thường làm nhiệm vụ cắt tỉa các cành, nhánh cây trên đường phố để cây “nhẹ” bớt và hạn chế việc bị gãy đổ, gây tai nạn cho người tham gia giao thông, cũng như cho những nhà dân sống bên dưới tán cây. Thế nhưng không hiểu sao mà họ lại “quên” không đốn hạ những cây xanh đã chết từ lâu tại con phố nêu trên.

Mong rằng sau ý kiến này, cơ quan chức năng sẽ có biện pháp giải quyết dứt điểm tình trạng “cây chết” chậm được thay thế trên đường Đức Thắng.

Bài và ảnh: NGUYỄN THỊ HẢI

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.