Chính quyền để mặc sai phạm kéo dài

Chia sẻ

Báo Phụ nữ Thủ đô số 8 ra ngày 23/2/2022 có bài viết “Xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội: Đất nông nghiệp bị “xẻ thịt”, môi trường bị bức hại” phản ánh tình trạng vi phạm trật tự xây dựng của 10 hộ dân tại khu vực Chợ Tre và hàng loạt nhà xưởng trên đất nông nghiệp tại khu vực Lò Gạch - Đồng Bưởi, xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức cũng không phép xả thải ra môi trường. Đáng nói, UBND huyện Hoài Đức đã yêu cầu xử lý nhưng chính quyền xã Dương Liễu vẫn làm ngơ.

Trên yêu cầu xử lý, dưới không nghe?

Ghi nhận của phóng viên báo Phụ nữ Thủ đô, tại khu Chợ Tre, giáp hành lang cơ đê, các ngôi nhà 2, 3 và cả 6 tầng sừng sững, vừa là nơi kinh doanh, vừa là nơi ở của các hộ dân. Các công trình to, cao, kiên cố tường gạch, rộng hàng trăm mét vuông. Có thể kể đến như: Studio Phong Cảnh (hộ ông Ngô Văn Phong), cửa hàng Moon Tea (hộ ông Nguyễn Huy Vượng), công ty cổ phần Thanh Lộc (hộ ông Nguyễn Phi Thanh)…

Được biết, tại Văn bản số 5890/UBND-TNMT về xử lý vi phạm đối với các hộ được UBND huyện cho thuê đất tại khu Chợ Tre, xã Dương Liễu do ông Nguyễn Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức ký ngày 30/12/2020, đã yêu cầu UBND xã kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất của 10 hộ trên; áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm; đồng thời ban hành quyết định đình chỉ ngay các công trình vi phạm.

Tuy nhiên, trên thực tế, các hộ vi phạm xây dựng này không những không được ngăn chặn, xử lý mà còn có thêm những biệt thự, nhà cao tầng mọc lên đẹp hơn. Cụ thể, tòa biệt thự màu trắng 3 tầng và cửa hàng Moon Tea của bố con ông Nguyễn Huy Vượng to, rộng hàng trăm mét vuông mới vẫn mọc lên trong năm 2020-2021.

Tại khu vực Lò Gạch, không chỉ tự ý xây dựng nhà xưởng hàng nghìn mét vuông vững chãi để sản xuất kinh doanh mà các hộ còn chuyển nhượng cho nhau, rao bán công khai. Các giao dịch chuyển nhượng mỗi nhà xưởng hàng nghìn mét vuông có giá lên đến hàng chục tỷ đồng (từ 5-10 triệu đồng/m2, vị trí đẹp có giá hơn 20 triệu đồng/m2). Điều đáng nói, đây đều là công trình xây dựng không phép, các hộ còn không thực hiện nghĩa vụ thuế sử dụng đất…

Về phía UBND huyện Hoài Đức, năm 2020-2021 đã ra các văn bản về xử lý vi phạm đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn xã Dương Liễu. Tại văn bản số 109/UBND-TNMT của UBND huyện Hoài Đức do ông Nguyễn Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện ký ngày 18/1/2021, nêu: “Năm 2020, trên địa bàn xã Dương Liễu phát sinh 33 trường hợp vi phạm xây dựng. Theo đó, huyện chỉ đạo xã xử lý dứt điểm, triệt để các trường hợp vi phạm và ngăn chặn, kiên quyết không để phát sinh vi phạm mới”.

Sau chỉ đạo trên, UBND xã Dương Liễu cũng tổ chức xử lý, tháo dỡ các công trình vi phạm. Tuy nhiên, trên thực tế, người dân phản ánh, xã dỡ một vài công trình để quay phim, chụp ảnh, báo cáo rồi toàn bộ các nhà xưởng lại được dựng lên. Cho đến thời điểm hiện tại - năm 2022 thì 33 công trình vi phạm trên vẫn tồn tại vững chắc và đang hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hàng loạt nhà xưởng ở khu Lò Gạch được xây dựng không phép trên đất nông nghiệpHàng loạt nhà xưởng ở khu Lò Gạch được xây dựng không phép trên đất nông nghiệp

Giải thích của chính quyền xã không thuyết phục

Lý giải về việc vi phạm của các hộ dân tại khu vực Chợ Tre, Chủ tịch UBND xã Dương Liễu Nguyễn Bá Hưng cho rằng: “Cuối năm 2020, có 2 hộ xây dựng, sửa chữa, cơi nới công trình cũ”. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân và quan sát thực tế thì công trình nhà 3 tầng biệt thự kiến trúc hiện đại, kiên cố và tòa nhà 6 tầng rộng hàng trăm mét vuông làm sao có thể là được cải tạo từ công trình cũ?!

Về việc xử lý vi phạm tại khu vực Chợ Tre, theo ông Nguyễn Bá Hưng, UBND xã đã tổ chức kiểm tra, rà soát việc sử dụng đất và lập hồ sơ vi phạm đối với 10 hộ, trình UBND huyện ra quyết định áp dụng khắc phục hậu quả và quyết định cưỡng chế thi hành. Hiện tại, UBND huyện đang thực hiện giải quyết đơn khiếu nại của các hộ này đối với Quyết định cưỡng chế của UBND huyện. Còn việc xử lý các phần công trình vi phạm, ông Hưng cho biết: “UBND xã sẽ tiến hành xây dựng Kế hoạch phối hợp với cơ quan cấp trên, tổ chức xử lý sau khi có kết quả giải quyết khiếu nại”.

Tương tự, về xử lý vi phạm ở khu Lò Gạch, theo ông Hưng, đối với các công trình vi phạm mới phát sinh, UBND xã đã thành lập Tổ công tác xử lý, tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành các quy định của Nhà nước về đất đai. Còn với các trường hợp vi phạm trước ngày 1/7/2014, thì “đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép các công trình vi phạm… tồn tại”. Đồng thời,“phải từng bước vận động di dời ra cụm công nghiệp khi triển khai mở rộng xây dựng hoặc khu đất được triển khai các công trình dự án theo quy hoạch khác được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt”.

Như vậy, trong khi vi phạm về xây dựng của 10 hộ dân ở khu Chợ Tre và 39 hộ xây dựng nhà xưởng ở khu Lò Gạch đã được các cấp chỉ rõ. Vấn đề đặt ra ở đây còn là vai trò giám sát, phát hiện của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị, nhất là Đảng bộ xã Dương Liễu với việc kiểm điểm trách nhiệm cán bộ để vi phạm xảy ra như thế nào? Phóng viên đã đặt câu hỏi với lãnh đạo UBND huyện Hoài Đức và UBND xã Dương Liễu về vấn đề xử lý trách nhiệm cán bộ quản lý liên quan đến vi phạm xây dựng trên, nhưng hiện chưa nhận được câu trả lời.

Nhiều lần liên hệ đặt lịch với UBND huyện Hoài Đức để làm việc, phóng viên vẫn chưa nhận được phản hồi. Còn về phía UBND xã Dương Liễu, với lý do dịch bệnh Covid-19 nên đã gửi văn bản phúc đáp câu hỏi của phóng viên.
Báo Phụ nữ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

HOÀNG VIỆT

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.