Điều tra theo đơn thư bạn đọc:

Diện tích quy hoạch công viên bị biến thành quán bia, bãi trông xe?

HOÀNG VIỆT
Chia sẻ

(PNTĐ) -Dự án công viên thể thao cây xanh Hà Đông có quy mô gần 100ha được quy hoạch, giải phóng mặt bằng đã hơn 14 năm. Nay khu đất rộng này đang được khai thác sử dụng một phần làm kho xưởng, bãi trông giữ xe, rửa xe, chợ dân sinh, nhà hàng, quán bia... Còn người dân khu vực này mong mỏi công viên sớm được hình thành.

Diện tích quy hoạch công viên bị biến thành quán bia, bãi trông xe? - ảnh 1
Công viên thể thao cây xanh Hà Đông nhìn từ trên cao xuống

Tròn 10 năm, bà L.T.T chuyển từ Đội Cấn, Ba Đình về ở chung cư Huyndai, Hà Đông, bà nhớ rõ, khi ấy lựa chọn chung cư này để làm nơi an cư tuổi già, có lý do cũng rất quan trọng là view nhìn ra là công viên 100ha - được gọi là lá phổi xanh của Thủ đô. Thế rồi, năm này sang năm khác, công viên mà bà biết đến giờ vẫn chỉ là nơi có diện tích rộng, có chợ tạm, nhiều quán ăn, nhà hàng, bãi giữ xe, sân bóng… Mới đây, nghe tin về việc công viên này có dấu hiệu sắp được xây dựng, một số diện tích được tháo dỡ, san phẳng… Nào ngờ, chỉ ít ngày sau hai bên mặt tiền rộng trải dài phía tiếp giáp với đường (đối diện tòa chung cư Huyndai) lại mọc lên vườn bia quy mô lớn, có tới hàng trăm bộ bàn ghế.

“10 năm qua, tôi chờ đợi về một công viên đẹp mà mãi chưa hình thành. Đúng là xây công viên cho người dân thì khó quá mà dựng vườn bia chỉ trong nháy mắt”- bà T buồn rầu.

Dự án Công viên thể thao cây xanh Hà Đông được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt từ năm 2006 với diện tích 120ha nằm trên địa bàn phường Hà Cầu và phường Kiến Hưng. Đến năm 2008, đã thu hồi, giải phóng xong phần đất của khu công viên cây xanh, văn hóa có diện tích 52,87ha. Công viên này được biết đến như một “lá phổi xanh” của Thủ đô nên người dân trên địa bàn rất trông mong dự án sớm được triển khai thực hiện. Tuy nhiên, sau khi sát nhập Hà Tây vào Hà Nội, hơn 14 năm nay dự án vẫn “nằm im” trên giấy, còn thực địa thì có chợ, sân bóng mini, sân tập golf, bãi trông xe, bãi rửa xe, nhà hàng, kho xưởng, quán bia… và phần đất để cỏ mọc. 

Ngày 22/5/2015 UBND TP Hà Nội đã có văn bản số 3461/UBND- KHĐT, chấp thuận cho quận Hà Đông tổ chức quản lý, sử dụng, tạm khai thác chống lấn chiếm đối với phần đất 52,87ha đã giải phóng mặt bằng. Vì vậy, các hạng mục này nằm trong phần được khai thác tạm mà UBND quận Hà Đông cho 12 đơn vị thuê. Từ đó đến nay, các công trình nhà hàng, chợ, nhà kho xưởng, sân bóng… đã và đang đi vào hoạt động. Có thời điểm, chủ công trình xây dựng quá phép, UBND quận đã xử lý vi phạm hành chính và buộc tháo dỡ… 

Theo ghi nhận của phóng viên báo Phụ nữ Thủ đô, hiện nay, sau 2 năm dịch Covid-19, khu đất này cũng có sự thay đổi, thay vì trước đây hai bên bám mặt đường lớn có nhiều cây xanh thì nay là hàng loạt các nhà hàng, quán bia khiến nơi đây trở nên huyên náo hơn, ôtô, xe máy khách đến nhiều ngày đêm còn để tràn xuống cả lòng đường. 

Trong khi nhiều người dân trên địa bàn vẫn mong mỏi công viên sớm được hình thành, việc các nhà hàng mới mở, đầu tư quy mô khiến cho người dân lại dự cảm về một thời gian chờ đợi sẽ dài. Hà Đông xưa là trung tâm của tỉnh Hà Tây, nay là 1 trong 12 quận nội thành Hà Nội với mật độ dân cư ngày một đông. Vì vậy, hy vọng công viên lớn này sớm được hình thành không chỉ tạo diện mạo mới cho đô thị mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

UBND Hà Nội vừa có văn bản đôn đốc các sở, ngành và địa phương về việc thực hiện kế hoạch cải tạo, nâng cấp 45 công viên, vườn hoa trên địa bàn. Trong đó, có 3 công viên (Bách Thảo, Thủ Lệ, Thống Nhất) sẽ ưu tiên thực hiện cải tạo, nâng cấp đồng bộ các khu vực chính và khu vực xuống cấp, tạo điểm nhấn kiến trúc cảnh quan theo quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500 được duyệt. Có 10 vườn hoa ưu tiên thực hiện cải tạo, nâng cấp tổng thể kiến trúc cảnh quan gồm: Bà Kiệu, Lý Thái Tổ, Diên Hồng, Cổ Tân, Bác Cổ, Tao Đàn, Ngô Quyền, 19/8, Cửa Nam, Phùng Hưng. Đối với công viên, vườn hoa cải tạo, sửa chữa (mức độ 2) có 10 công viên và 22 vườn hoa. 
Theo đó, Thành phố cũng đặt mục tiêu hoàn thành 6 công viên mới giai đoạn 2021-2025, gồm: Công viên Chu Văn An, công viên CV1, công viên Khu đô thị Tây Nam Hà Nội, công viên Văn hóa Kim Quy, công viên hồ Phùng Khoang và công viên Văn hóa - Vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông. Hy vọng với chủ trương này, Dự án Công viên thể thao cây xanh Hà Đông sớm được hoàn thành để người dân được thụ hưởng lợi ích.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phụ huynh học sinh nộp đơn tố giác tập thể

Phụ huynh học sinh nộp đơn tố giác tập thể

(PNTĐ) -Liên tục trên 3 số báo 8, 9, 10 ra vào các ngày 22/2/2023; 1/3/2023 và 8/3/2023, Báo Phụ nữ Thủ đô đã có loạt bài phản ánh Trung tâm tiếng Anh Apax Leaders thu tiền học phí của học sinh nhưng không dạy học, nợ lương, không đóng bảo hiểm cho nhiều giáo viên trong thời gian dài.
Kỳ 3: Bưng bít thông tin khủng hoảng, có dấu hiệu lừa đảo?

Kỳ 3: Bưng bít thông tin khủng hoảng, có dấu hiệu lừa đảo?

(PNTĐ) -Khẳng định luôn đặt quyền lợi của học sinh lên hàng đầu, nhưng những gì mà hệ thống Trung tâm tiếng Anh Apax Leaders đang làm lại chứng minh điều ngược lại. Tiếp tục tìm hiểu sự việc, chúng tôi nhận thấy, Trung tâm này có dấu hiệu lừa đảo, cố tình dụ dỗ cha mẹ học sinh nộp tiền học phí ngay giữa lúc đang xảy ra khủng hoảng và chuẩn bị đóng cửa hàng loạt cơ sở.
Nhiều giáo viên kiệt quệ vì bị nợ lương

Nhiều giáo viên kiệt quệ vì bị nợ lương

(PNTĐ) -Báo Phụ nữ Thủ đô số 08 ra ngày 22/2/2023 đã đăng bài “Trung tâm tiếng Anh Apax Leaders: Thu tiền học nhưng… không dạy học”, phản ánh sự việc trung tâm này đã thu tiền học phí của học viên nhưng không dạy học, cắt đứt liên lạc. Sau bài báo, Báo Phụ nữ Thủ đô tiếp tục nhận được phản ánh của nhiều giáo viên nước ngoài, tố cáo họ cũng đang bị trung tâm này nợ hàng chục triệu đến hàng trăm triệu đồng tiền lương, khiến cuộc sống rơi vào cảnh kiệt quệ.
Nhiều giáo viên kiệt quệ vì bị nợ lương

Nhiều giáo viên kiệt quệ vì bị nợ lương

(PNTĐ) -Báo Phụ nữ Thủ đô số 08 ra ngày 22/2/2023 đã đăng bài “Trung tâm tiếng Anh Apax Leaders: Thu tiền học nhưng… không dạy học”, phản ánh sự việc trung tâm tiếng Anh Apax Leaders thu tiền học phí của học viên nhưng không dạy học, cắt đứt liên lạc. Sau bài báo, Báo tiếp tục nhận được phản ánh của nhiều giáo viên nước ngoài, khẳng định họ cũng đang bị trung tâm này nợ hàng chục triệu đến hàng trăm triệu đồng tiền lương khiến cuộc sống rơi vào cảnh kiệt quệ.
Thu tiền học phí nhưng không… dạy học

Thu tiền học phí nhưng không… dạy học

(PNTĐ) -Tự khẳng định là hệ thống Trung tâm giảng dạy tiếng Anh ESL và IELTS hàng đầu Việt Nam, tuy nhiên, thời gian qua, Trung tâm tiếng Anh Apax Leaders lại đang bị nhiều cha mẹ học sinh bức xúc tố cáo vì thu tiền học phí nhưng... không dạy học. Trong khi đó, hàng loạt cơ sở của Trung tâm này tại Hà Nội và nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã... đồng loạt “bốc hơi”, cắt đứt mọi hình thức liên lạc.