Vụ lừa đảo “việc nhẹ lương cao” ở Campuchia:

Đừng tự sập bẫy vì nhẹ dạ cả tin

TÚ AN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh An Giang vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam 2 bị can về tội “tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép”, liên quan vụ 40 người tháo chạy khỏi casino Campuchia.

Hai bị can gồm: Nguyễn Thị Lệ, sinh năm 1980 và Lê Văn Danh, sinh năm 1988, cùng trú tại thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang về hành vi “Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép”. Tại cơ quan công an, hai đối tượng khai, khi đưa khách trót lọt qua Campuchia, cả hai được trả công 100 nghìn đồng/người.

Ngoài việc đưa 6 người trong nhóm trên xuất cảnh trái phép qua Campuchia, Lệ còn cùng Danh đưa trót lọt nhiều lần, nhiều đối tượng xuất cảnh trái phép qua Campuchia với mục đích làm việc tại casino. Thực tế, khi sang đến Campuchia, các nạn nhân rơi vào bẫy của bọn môi giới, phải lao động khổ sai. 

Hiện nay, tình hình công dân Việt Nam xuất cảnh trái phép sang Campuchia làm việc tại các cơ sở đánh bạc trực tuyến, bị cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp. Trong 6 tháng đầu năm 2022, lực lượng chức năng Việt Nam đã phối hợp với lực lượng chức năng Campuchia giải cứu hơn 250 trường hợp bị lừa sang lao động trái phép tại Campuchia.

Đừng tự sập bẫy vì nhẹ dạ cả tin - ảnh 1
Đối tượng Lê Văn Danh và Nguyễn Thị Lệ tại cơ quan điều tra Ảnh: Internet

Các nạn nhân bị lừa bán chủ yếu trong độ tuổi từ 18-35 tuổi, thông qua tìm kiếm việc làm trên mạng xã hội (Zalo, Facebook...) hoặc từ bạn bè, người quen rủ rê, giới thiệu sang Campuchia làm việc nhẹ nhàng, lương cao. Tuy nhiên, khi qua Campuchia, nạn nhân bị tuyển vào làm việc tại các cơ sở tổ chức hoạt động lừa đảo như: Đánh bạc trực tuyến, kinh doanh tiền ảo... trên không gian mạng…

Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng Văn phòng luật sư Kết Nối, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, thời gian gần đây, tình trạng môi giới, đưa người sang Campuchia để lao động chui có dấu hiệu ngày một phức tạp. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và để lại rất nhiều nhiều hệ lụy như lừa đảo, tống tiền, bị xâm hại sức khỏe...

Khoản 6 Điều 4 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 nghiêm cấm: Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định. Do đó, các cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi trên sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Theo luật sư Hùng, khi cá nhân có hành vi môi giới xuất cảnh sang Campuchia trái phép sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng, người nước ngoài sẽ bị áp dụng hình thức trục xuất.

Ngoài ra, người có hành vi môi giới xuất cảnh sang Campuchia trái phép có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép theo quy định tại Điều 348 Bộ luật Hình sự. Tùy từng trường hợp phạm tội, tương ứng với các tình tiết tăng nặng, hình phạt nặng nhất đối với hành vi này có thể lên đến 15 năm tù.

Hiện quy định pháp luật đã có, chế tài xử phạt được quy định rất cao, song hoạt động môi giới nay lại đang diễn ra rất phức tạp. Trước thực trạng trên, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cũng đưa ra cảnh báo và đề nghị người dân nâng cao cảnh giác, phối hợp phòng, chống tội phạm, cảnh giác trước các lời mời, kêu gọi qua Campuchia làm việc nhẹ, lương cao, không mất chi phí đi lại... của các đối tượng trên mạng xã hội.

Trước khi xác định nhận lời đi làm, người dân cần tìm hiểu kỹ về địa danh, địa điểm nơi mình đến làm việc, đặc điểm thông tin thân nhân người giới thiệu, cung cấp cho gia đình về địa điểm làm việc và công việc của mình, thông tin người đi cùng trước khi xuất cảnh.

Khi phát hiện thông tin về đường dây lôi kéo, môi giới, tổ chức đưa người sang Campuchia làm việc, nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo, mua bán người, cần thông báo cho người thân, gia đình và kịp thời trình báo cho cơ quan Công an để cơ quan chức năng kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra, xử lý…

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.
Bao giờ mới được “tháo gông” dự án treo?

Bao giờ mới được “tháo gông” dự án treo?

(PNTĐ) - 16 năm nay, hàng nghìn hộ dân ở xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất vẫn phải chịu đựng nhiều nỗi khổ, mắc kẹt trong chính mảnh đất ở, thửa ruộng của mình vì nằm trong quy hoạch Dự án Khu đô thị Tiến Xuân do Công ty TNHH MTV Sudico làm chủ đầu tư...
Cần giải quyết dứt điểm việc bán đất trái thẩm quyền!

Cần giải quyết dứt điểm việc bán đất trái thẩm quyền!

(PNTĐ) - Gần 22 năm trước, theo thông báo của địa phương, gia đình bà Lê Thị Nho ở thôn Cát, xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, Hà Nội cùng 4 hộ gia đình trong thôn đã mua đấu giá 6 thửa đất ở khu Gốc Vờm, Giếng Đá, Gò Bãi, các vị trí đất xen kẹt, giáp khu dân cư với mục đích để xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, sau khi nộp tiền mua đất, nộp thuế hàng năm, đến năm 2022, gia đình bà Nho xây dựng nhà thì lại bị chính quyền đình chỉ.
Nhiều hộ dân kêu cứu vì giá đền bù quá thấp

Nhiều hộ dân kêu cứu vì giá đền bù quá thấp

(PNTĐ) - Khi Dự án đường vành đai Khu công nghệ cao Hòa Lạc tuyến số 2 đi qua địa bàn 2 thôn Long Phú và Hòa Phú, xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai triển khai, hàng chục hộ dân có nhà ở trong diện bị thu hồi trở nên hoang mang, lo lắng, bức xúc và kêu cứu đến các cơ quan chức năng vì giá đền bù quá rẻ như mất trắng.