Quận Hà Đông (Hà Nội):

Hàng nghìn người dân 20 năm mòn mỏi chờ giao đất dịch vụ

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - 20 năm nay, trên địa bàn quận Hà Đông đã hình thành những con đường, những khu đô thị sầm uất, diện mạo đô thị hiện đại. Tuy nhiên, quyền lợi của hàng nghìn người dân bàn giao đất cho các dự án đến nay vẫn chưa được thực hiện.

Hàng nghìn người dân 20 năm mòn mỏi chờ giao đất dịch vụ - ảnh 1
Khu đất dịch vụ phường Đồng Mai, một số vị trí hạ tầng xuống cấp.

Nỗi niềm xuyên thế hệ
Trên địa bàn quận Hà Đông có đến hàng chục nghìn hộ dân đang mong chờ được nhận đất dịch vụ để ổn định cuộc sống sau gần 20 năm bàn giao đất nông nghiệp của gia đình cho Nhà nước thực hiện các công trình đường giao thông Lê Văn Lương kéo dài, KĐT Dương Nội, KĐT Park City, KĐT An Hưng, Khu đô thị mới Lê Trọng Tấn - Geleximco… Trong khi chờ được giao đất, nhiều chủ hộ là những người cao tuổi đã mất, con cháu họ từ tuổi trung niên cũng đã bước sang lão niên. Nhưng nhiều khu đất dịch vụ đã được đầu tư hạ tầng thì qua mưa nắng và thời gian bị bỏ hoang đến nay đã hao mòn, xuống cấp trầm trọng. 

Trong cảnh chờ giao đất nhiều năm nay, anh Nguyễn Tiến Đạt ở phường Kiến Hưng cho hay: “Đất thì bỏ hoang (như 7,25ha khu Ma Tre, phường Kiến Hưng), người dân lại phải chờ đợi mỏi mòn. Điều này đã gây lãng phí bao nhiêu nguồn lực”.

Gia đình ông Nguyễn Đình Chín ở tổ dân phố số 6 Nhân Đạo, phường Đồng Mai đã bàn giao đất nông nghiệp để thực hiện dự án của Nhà nước và được hỗ trợ đất dịch vụ là 70m2, khi ấy mẹ ông là cụ Dương Thị Gái là chủ hộ. Gần 20 năm nay, đất chưa được giao thì bà cụ đã mất. Mới đây, gia đình phải ký cam kết xin được giao không quá 50m2 đất dịch vụ trong sự băn khoăn.

Chính sách hỗ trợ giao đất dịch vụ (đất ở) khi thực hiện thu hồi đất nông nghiệp phục vụ các dự án đô thị, giao thông, giáo dục, y tế… là hỗ trợ người dân chuyển đổi nghề, tạo việc làm, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, tình trạng chậm giao đất dịch vụ trên địa bàn quận Hà Đông chủ yếu tập trung ở các phường Yên Nghĩa, Đồng Mai, Dương Nội, Kiến Hưng, La Khê… thời gian qua ngoài việc ảnh hưởng quyền lợi chính đáng của người dân còn khiến dẫn đến các khiếu kiện đông người kéo dài bởi nhiều người dân bức xúc đề nghị các cấp.
Sớm gỡ khó, giao đất dịch vụ cho gần 10.000 hộ dân 
Sự chậm trễ trong việc giao đất dịch vụ cho người dân khi thực hiện các dự án có nhiều nguyên nhân, từ việc chính sách thay đổi, đến địa giới hành chính sáp nhập tỉnh Hà Tây - Hà Nội… Đặc biệt, từ năm 2018 đến nay, việc thực hiện giao đất dịch vụ cho các hộ dân trên địa bàn quận Hà Đông chậm trễ còn do phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra. Đã 6 năm qua, công tác này chưa kết thúc nên các hộ vẫn phải chờ đợi. Được biết, đối tượng phải rà soát, kiểm tra chủ yếu là các trường hợp thu hồi đất nông nghiệp không quá 30%; hộ dân nhận vượt quá hạn mức 50m2.

Từ năm 2004 đến 2016, trên địa bàn quận Hà Đông có 95 dự án được áp dụng chính sách hỗ trợ giao đất dịch vụ (đất ở) khi thực hiện thu hồi đất nông nghiệp. Có 13/17 phường được áp dụng chính sách hỗ trợ bằng hình thức giao đất dịch vụ đối với hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi. Toàn quận Hà Đông đã xét duyệt được 26.477 trường hợp, UBND quận đã ban hành quyết định giao đất cho 18.839 trường hợp, (đạt 70%), hiện còn 30%, với 9.950 hộ gia đình, cá nhân chưa được giao đất dịch vụ.

Trong những năm qua, chủ trương của UBND TP Hà Nội trong việc giải quyết các tồn đọng về chính sách giao đất dịch vụ tại các địa phương luôn là tôn trọng và thực hiện đúng các chính sách và phương án giao đất mà các địa phương đã phê duyệt cho các hộ dân trước khi hợp nhất.  

Cụ thể, tại Thông báo số 117/TB-UBND ngày 11/11/2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc tháo gỡ khó khăn, trong đó có nội dung: “Về hạn mức diện tích đất giao làm dịch vụ, nếu đã lên phương án tổng thể, đã họp và thông báo cho nhân dân (có thông báo bằng văn bản, biên bản) thì giữ nguyên như chính sách đã công bố”. 

UBND thành phố có Văn bản số 11667/UBND-TNMT ngày 7/12/2009, trong đó có nội dung: “Về việc giao đất ở hoặc đất dịch vụ, thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất: Cho phép UBND quận Hà Đông tiếp tục được giao đất ở hoặc đất dịch vụ cho các phương án bồi thường hỗ trợ đã quyết định phê duyệt trước ngày 1/10/2009”. 

Trên địa bàn quận Hà Đông hiện có 38 dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất dịch vụ đã và đang triển khai xây dựng, tổng quỹ đất hơn 1,1 triệu m2, đã xong hạ tầng là 22.128 thửa. Trong khi đó, nhu cầu đề nghị xét giao đất dịch vụ trên địa bàn quận là 19.584 thửa, tương ứng hơn 1 triệu m2 đất. Như vậy, quỹ đất dịch vụ để thực hiện giao cho các hộ, cá nhân bảo đảm đủ và đủ điều kiện để có thể tổ chức giao đất ngay theo các đề án đã được phê duyệt. Ban Thường vụ Quận ủy Hà Đông, Thường trực Quận ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Hà Đông các thời kỳ đã ban hành văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo công tác xét giao đất dịch vụ trên địa bàn.

Để sớm hoàn thành thực hiện việc giao đất dịch vụ cho các hộ dân đã được xét duyệt, UBND quận Hà Đông cũng mong các sở, ngành sớm có hướng dẫn giải quyết, giải pháp đặc thù, phù hợp với thực tiễn.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Người dân kêu cứu!

Người dân kêu cứu!

(PNTĐ) - Báo Phụ nữ Thủ đô nhận được đơn của vợ chồng bà Lê Thị Mỹ (72 tuổi) và ông Nguyễn Đức Tứ (80 tuổi) ở khu 6, thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức phản ánh về việc chính quyền thực hiện thu hồi đất của gia đình ông bà đang sinh sống 31 năm, lại còn phạt gần 1 tỷ đồng, gia đình có nguy cơ không còn nơi ở.
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Nhiều hệ lụy khi dự án chậm triển khaI

Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Nhiều hệ lụy khi dự án chậm triển khaI

(PNTĐ) - Dự án Đường giao thông liên xã từ La Phù đến Đông La, huyện Hoài Đức đã được HĐND huyện phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 26/NQ- HĐND ngày 15/2/2022. Tuy nhiên đến nay, đã qua hơn 2 năm trôi qua, dự án vẫn nằm trên giấy, khiến những công trình liên quan bị dở dang, việc thực hiện quy hoạch trên địa bàn xã La Phù bị chậm tiến độ, giao thương luôn trong tình trạng ùn tắc…
Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các dự án dân sinh

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các dự án dân sinh

(PNTĐ) - Liên tiếp trên Báo Phụ nữ Thủ đô số 52 ra ngày 27/12/2023 và số 22 ra ngày 29/5/2024 đăng các bài viết: “Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) bán đất trái thẩm quyền: Chính quyền làm sai, dân chịu thiệt?” và “Xã An Phú (huyện Mỹ Đức, Hà Nội): Công trình cầu, đường dở dang ảnh hưởng đến đời sống người dân” ghi nhận phản ánh của phóng viên Báo Phụ nữ Thủ đô về việc nhiều công trình đường, cầu và nhà văn hoá chậm tiến độ đưa vào sử dụng, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân.
Khách hàng bức xúc vì mua “Nhà phố Thương mại” bỗng​ biến thành “ki-ốt”!?

Khách hàng bức xúc vì mua “Nhà phố Thương mại” bỗng​ biến thành “ki-ốt”!?

(PNTĐ) - Mạnh tay chi hàng chục tỷ đồng mua “Nhà phố Thương mại” tại Dự án VegaCity Nha Trang với mong muốn tạo lập một căn nhà ven biển vừa để ở, vừa có thể kết hợp kinh doanh. Vậy nhưng, giờ đây chị Trần Thị Nga (Hà Nội) lại ngỡ ngàng và bức xúc khi Chủ đầu tư “trưng ra” Giấy CNQSD đất ghi chú: “Công trình Dịch vụ thương mại không có chức năng khách sạn, căn hộ lưu trú, căn hộ ở”. Với ghi chú này, “nhà phố” bỗng dưng được biến hóa thành một dạng “ki-ốt” kinh doanh?
Gần 100 hộ dân 18 năm mỏi mòn chờ giao đất dịch vụ

Gần 100 hộ dân 18 năm mỏi mòn chờ giao đất dịch vụ

(PNTĐ) - Hơn 18 năm nay, 97 hộ dân ở phường Phú Thịnh bị thu hồi đất nông nghiệp trên 30%, trong đó có 14 hộ bị thu hồi 100% đất nông nghiệp để thực hiện dự án Khu nhà ở Phú Thịnh vẫn chưa được giao đất dịch vụ do bị “mắc kẹt” giữa các văn bản của tỉnh Hà Tây so với Nghị định của Chính phủ.