Chậm tiến độ Dự án xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1):

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Bài và ảnh: VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.

Hàng trăm hộ dân kêu cứu - ảnh 1
Dự án đầu tư xây dựng Công viên nghĩa trang Yên Kỳ chậm tiến độ ảnh hưởng đến đời sống của hàng trăm hộ dân hai xã Phú Sơn và Thái Hoà.

Dự án 13 năm vẫn chưa về đích

Báo Phụ nữ Thủ đô đã liên tiếp có bài phản ánh “Xã Phú Sơn, Ba Vì: Người dân kêu cứu vì dự án chậm tiến độ” (đăng ngày 27/11/2022); và bài “Xã Thái Hoà, Ba Vì: Dự án dềnh dang… dân khổ!” (đăng ngày 26/4/2023). Phóng viên Báo Phụ nữ Thủ đô đã về tận hai xã trên, ghi nhận, phản ánh tình trạng khó khăn của người dân có nhà đất nằm trong Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ (Dự án nghĩa trang Yên Kỳ). Nhà cửa xuống cấp trầm trọng, nhiều gia đình không thể ở được phải di tản đi ở nhờ, ở thuê, nhiều gia đình không còn lựa chọn khác phải ở lại thì sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt, ô nhiễm bụi đất, nguồn nước…

Lý giải về tồn tại, vướng mắc của dự án, theo UBND huyện Ba Vì, Dự án nghĩa trang Yên Kỳ được UBND TP Hà Nội phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 từ ngày 16/6/2011 tại Công văn số 2724/QĐ-UBND, với quy mô 203,18ha. Nếu đúng hạn, năm 2019 dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng. Chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh (Công ty Bình Minh).

Sau điều chỉnh quy hoạch tại Quyết định số 2335/QĐ UBND TP Hà Nội, ngày 8/6/2020, tổng diện tích dự án là 200,03ha (giảm 3,15ha so với trước). Trong dự án nghĩa trang Yên Kỳ có Dự án thu hồi 51,53ha đất làm Thao trường huấn luyện cho Trường Trung cấp Kỹ thuật (TCKT) Công binh. 

Trong tổng diện tích 200,03ha của dự án có quỹ đất an táng dự kiến bàn giao cho Bộ Quốc phòng khoảng 15ha. Tuy nhiên, theo UBND huyện Ba Vì, kể từ sau khi được phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết dự án, Công ty Bình Minh vẫn chưa bàn giao bản đồ, hồ sơ kỹ thuật thửa đất, mốc giới, ranh giới cụ thể trên thực địa phần điều chỉnh và phần 15ha dự kiến bàn giao cho Bộ Quốc phòng.

Về tiến độ thực hiện dự án, theo Quyết định 5552/QĐ-UBND, ngày 5/10/2016, dự án thực hiện từ năm 2016-2019. Tuy nhiên, đến hết năm 2019, dự án vẫn chưa hoàn thành khâu giải phóng mặt bằng. UBND huyện Ba Vì đã có các văn bản, báo cáo gửi UBND TP Hà Nội về việc cho phép điều chỉnh, gia hạn thực hiện dự án. Song đến nay, vẫn chưa nhận được quyết định gia hạn thực hiện dự án. Công ty Bình Minh chưa phối hợp với các sở, ngành thành phố để ban hành quyết định gia hạn thời gian thực hiện dự án và cung cấp hồ sơ, tài liệu như bản đồ đo đạc địa chính tỷ lệ 1/500 cho UBND huyện Ba Vì.

UBND huyện Ba Vì đã kiến nghị lên UBND Thành phố, các sở, ngành quan tâm đôn đốc Công ty Bình Minh tích cực thực hiện nhiệm vụ của nhà đầu tư. Đồng thời, đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường bổ sung Kế hoạch sử dụng đất của dự án; Quỹ đầu tư bố trí vốn để thực hiện dự án.
Kiên quyết gỡ vướng
Ngày 15/1/2024, Văn phòng UBND TP Hà Nội đã có Thông báo kết luận số 24/VP-UBND của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông tại cuộc họp ngày 5/1/2024 về việc giải quyết các tồn tại, vướng mắc liên quan đến việc thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Công viên nghĩa trang Yên Kỳ (giai đoạn 1). 

Thông báo nêu, Dự án nghĩa trang Yên Kỳ có mục tiêu phục vụ cho việc tổ chức an táng và thăm viếng của người dân, góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường, đáp ứng nhu cầu an táng của nhân dân TP Hà Nội và vùng lân cận; tuy nhiên, dự án thực hiện kéo dài trong nhiều năm (từ năm 2016 đến nay) còn nhiều tồn tại, vướng mắc chưa được giải quyết. Vì vậy, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, UBND TP Hà Nội đã giao nhiệm vụ cho các đơn vị. Cụ thể, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, hướng dẫn Công ty Bình Minh thực hiện các hồ sơ, thủ tục cần thiết để xem xét, thẩm định, báo cáo UBND Thành phố gia hạn thời gian thực hiện dự án làm cơ sở để triển khai các công việc tiếp theo của dự án. Thời gian tham mưu, đề xuất, báo cáo UBND Thành phố trong tháng 1/2024. 

Phó Chủ tịch UBND Thành phố cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Cục Thuế Thành phố kiểm tra, rà soát các kiến nghị của Công ty Bình Minh về việc xác định các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp với Nhà nước liên quan đến Dự án khai thác mỏ cát san lấp tại xã Trung Châu, huyện Đan Phượng; tham mưu, đề xuất, báo cáo UBND Thành phố để xem xét, chỉ đạo giải quyết trong tháng 2/2024.

Đối với chủ đầu tư, UBND Thành phố đề nghị Công ty Bình Minh chủ động phối hợp với các sở, ngành của thành phố để được hướng dẫn, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan, làm rõ các nội dung còn vướng mắc liên quan đến dự án. Chủ đầu tư tập trung nguồn lực, phối hợp chặt chẽ với UBND huyện Ba Vì và các đơn vị liên quan để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (trong đó ưu tiên công tác giải phóng mặt bằng để bố trí đất di dời Trường Trung cấp Kỹ thuật Công binh) và triển khai thực hiện dự án đảm bảo tiến độ; có văn bản cam kết tiến độ thực hiện với UBND TP Hà Nội.

Với những lý giải của UBND huyện Ba Vì và chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, hy vọng trong thời gian tới, với sự vào cuộc của các sở, ngành, nhà đầu tư, dự án sẽ sớm được triển khai để người dân hai xã Phú Sơn và Thái Hoà sớm được đền bù giải phóng mặt bằng để có cuộc sống mới ổn định, đỡ khó khăn hơn.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Người dân kêu cứu!

Người dân kêu cứu!

(PNTĐ) - Báo Phụ nữ Thủ đô nhận được đơn của vợ chồng bà Lê Thị Mỹ (72 tuổi) và ông Nguyễn Đức Tứ (80 tuổi) ở khu 6, thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức phản ánh về việc chính quyền thực hiện thu hồi đất của gia đình ông bà đang sinh sống 31 năm, lại còn phạt gần 1 tỷ đồng, gia đình có nguy cơ không còn nơi ở.
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Nhiều hệ lụy khi dự án chậm triển khaI

Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Nhiều hệ lụy khi dự án chậm triển khaI

(PNTĐ) - Dự án Đường giao thông liên xã từ La Phù đến Đông La, huyện Hoài Đức đã được HĐND huyện phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 26/NQ- HĐND ngày 15/2/2022. Tuy nhiên đến nay, đã qua hơn 2 năm trôi qua, dự án vẫn nằm trên giấy, khiến những công trình liên quan bị dở dang, việc thực hiện quy hoạch trên địa bàn xã La Phù bị chậm tiến độ, giao thương luôn trong tình trạng ùn tắc…
Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các dự án dân sinh

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các dự án dân sinh

(PNTĐ) - Liên tiếp trên Báo Phụ nữ Thủ đô số 52 ra ngày 27/12/2023 và số 22 ra ngày 29/5/2024 đăng các bài viết: “Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) bán đất trái thẩm quyền: Chính quyền làm sai, dân chịu thiệt?” và “Xã An Phú (huyện Mỹ Đức, Hà Nội): Công trình cầu, đường dở dang ảnh hưởng đến đời sống người dân” ghi nhận phản ánh của phóng viên Báo Phụ nữ Thủ đô về việc nhiều công trình đường, cầu và nhà văn hoá chậm tiến độ đưa vào sử dụng, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân.
Khách hàng bức xúc vì mua “Nhà phố Thương mại” bỗng​ biến thành “ki-ốt”!?

Khách hàng bức xúc vì mua “Nhà phố Thương mại” bỗng​ biến thành “ki-ốt”!?

(PNTĐ) - Mạnh tay chi hàng chục tỷ đồng mua “Nhà phố Thương mại” tại Dự án VegaCity Nha Trang với mong muốn tạo lập một căn nhà ven biển vừa để ở, vừa có thể kết hợp kinh doanh. Vậy nhưng, giờ đây chị Trần Thị Nga (Hà Nội) lại ngỡ ngàng và bức xúc khi Chủ đầu tư “trưng ra” Giấy CNQSD đất ghi chú: “Công trình Dịch vụ thương mại không có chức năng khách sạn, căn hộ lưu trú, căn hộ ở”. Với ghi chú này, “nhà phố” bỗng dưng được biến hóa thành một dạng “ki-ốt” kinh doanh?
Gần 100 hộ dân 18 năm mỏi mòn chờ giao đất dịch vụ

Gần 100 hộ dân 18 năm mỏi mòn chờ giao đất dịch vụ

(PNTĐ) - Hơn 18 năm nay, 97 hộ dân ở phường Phú Thịnh bị thu hồi đất nông nghiệp trên 30%, trong đó có 14 hộ bị thu hồi 100% đất nông nghiệp để thực hiện dự án Khu nhà ở Phú Thịnh vẫn chưa được giao đất dịch vụ do bị “mắc kẹt” giữa các văn bản của tỉnh Hà Tây so với Nghị định của Chính phủ.