Người dân chật vật vì lãi suất ngân hàng tăng mạnh

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) -Lãi suất cho vay tại nhiều ngân hàng đã tăng lên mức hơn 9-14% ảnh hưởng trực tiếp đến người dân đang vay vốn mua nhà vì bị tăng thêm gánh nặng, còn nhiều người đang có kế hoạch vay để mua nhà cũng phải “cân não” để tính toán vay hay không?

Người dân chật vật vì lãi suất ngân hàng tăng mạnh - ảnh 1
Vay ngân hàng mua nhà, người dân áp lực vì lãi suất tăng Ảnh minh họa 

Lãi suất cho vay tăng, áp lực lớn cho nhiều gia đình
Kế hoạch mua nhà trả góp được vợ chồng chị Nguyễn Hoài Thương đang thuê nhà ở phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm đặt ra từ năm 2020 với chiến lược tiết kiệm chi, tích cực làm thêm và vay ngân hàng để mua được căn hộ chung cư bấy lâu mơ ước. Sau 2 năm dịch Covid-19 đã khiến anh chị phải lùi thời gian thực hiện, đến nay, khi đã có được 500 triệu đồng, anh chị tính vay người thân 300 triệu đồng và vay ngân hàng 1 tỷ đồng trong 10 năm để mua căn hộ ở khu Dương Nội. Tuy nhiên, sau khi làm việc với ngân hàng, lãi suất vay mức thấp nhất cũng là 10%/năm, mỗi tháng chị phải trả cả gốc và lãi là hơn 16,6 triệu đồng. Trong khi thu nhập của hai vợ chồng chị là 20 triệu đồng/tháng. 

Với chị Vũ Thị Thu ở An Khánh, Hoài Đức thì đã “cưỡi trên lưng hổ” khi đã vay ngân hàng hơn 1 tỷ đồng để mua chung cư với lãi suất ưu đãi chỉ 6,5%, sau 1 năm, ngân hàng thông báo lãi suất thay đổi áp dụng ở mức 10%/năm, mỗi tháng chị phải trả 10 triệu đồng/tháng, thay vì 6,5 triệu đồng như 1 năm đầu. Mới tăng lãi suất được 3 tháng, chị Thu lại nhận được thông báo ngân hàng tiếp tục tăng lên mức 12%/năm. Như vậy, so với ban đầu chị Thu phải trả lãi suất tăng gần gấp đôi. Áp lực trả nợ lên vợ chồng chị tăng lên trong khi thu nhập với đồng lương làm công nhân thì ngày càng khó khăn.

 Lãi suất cho vay tăng cũng đang khiến nhiều gia đình có thu nhập trung bình và thấp trở nên khó khăn. Đó cũng là câu chuyện được nhiều chuyên gia, nhà quản lý đã lên tiếng trên các diễn đàn kinh tế. 

Người dân mong chờ lãi cho vay giảm
Từ đầu tháng 11 đến đầu tháng 12/2022, hàng loạt các ngân hàng đều tăng lãi suất huy động và lãi suất cho vay cũng “phi mã”, khiến người đang vay, sắp vay đều lo lắng. Không chỉ các cá nhân, hộ gia đình cần vay tiền mua nhà, chật vật với các khoản trả lãi,  các doanh nghiệp cũng đang “ngộp thở” vì cần vốn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh cuối năm. Khảo sát của phóng viên báo Phụ nữ Thủ đô, lãi suất cho vay với khách hàng cá nhân lên mức 11-12%/năm, thậm chí lên tới 14-15%/năm, trong khi cùng kỳ năm 2021 mức lãi này chỉ là 7-9%/năm.

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) Nguyễn Quốc Hùng, thời gian qua, nhờ các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, kịp thời của Ngân hàng Nhà nước, thị trường ngoại tệ, tỷ giá bớt căng thẳng, thanh khoản hệ thống ngân hàng đã được cải thiện hơn. Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất huy động ở thị trường 1 vẫn rất cao, phổ biến từ 9-10% đối với kỳ hạn trên 12 tháng, trong đó một số ngân hàng có mức lãi suất lên tới 11,5%/năm. Một số ngân hàng thương mại điều chỉnh tăng mạnh lãi suất huy động gây nên tình trạng cạnh tranh huy động gay gắt, tạo tâm lý bất ổn đối với cả người gửi tiền và người đi vay. 

Tại cuộc họp bàn thống nhất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức ngày 15/12 mới đây, Hiệp hội đã kêu gọi các ngân hàng đồng thuận lãi suất huy động tại mọi kỳ hạn không quá 9,5%/năm đã bao gồm các khoản khuyến mại và giảm từ 0,5-2% lãi suất cho vay.

Tuy vậy, đối với các cá nhân đang có nhu cầu vay vốn thì vấn đề lãi suất vẫn đang rất nan giải khiến cho các kế hoạch tiêu dùng hay sản xuất kinh doanh sẽ phải dừng, hoãn. Với các cá nhân còn món nợ ngân hàng đang chật vật với mức lãi suất trên đà tăng.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.