Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Bắc Lưu
Chia sẻ

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt - ảnh 1
Ông Cao Nguyên Mạnh phải dùng đủ phương án tăng cường bơm nước sạch vào nhà để có nước sinh hoạt trong ngày hôm sau.

Nửa đêm canh nước dẫn vào nhà
Theo ghi nhận của PV Báo Phụ nữ Thủ đô những ngày đầu tháng 4/2024, cuộc sống của người dân thôn Triều Khúc, xã Tân Triều bị đảo lộn do thiếu nước sinh hoạt. Ông Cao Nguyên Mạnh (60 tuổi, ở ngõ 1 Tân Triều) cho biết, nhà ông có 7 người, có một cửa hàng cho thuê kinh doanh. Bốn hôm trước, ông nhận được thông báo từ Hợp tác xã (HTX) Triều Khúc về việc do nguồn nước Sông Đà bị thiếu, dẫn đến việc thiếu nước sạch trên diện rộng. Cũng từ sau hôm đó, nước chảy chậm, ông phải lắp máy bơm và canh để bơm nếu có nước.

Tình trạng mất nước, nước chảy nhỏ giọt diễn ra ở thôn Triều Khúc thường xuyên diễn ra trong những năm gần đây. Ông Mạnh bảo: “Trong thôn này, nhà nào cũng phải trang bị thêm đủ các dụng cụ chứa nước, đề phòng nước sạch có thể mất bất cứ lúc nào. Mặc dù vậy, nước chứa trong các vật dụng cùng lắm cũng chỉ đủ cho mỗi gia đình dùng tiết kiệm từ 2-3 ngày. Có những lần nước mất cả tuần, người dân không biết lấy đâu ra nước sạch để sinh hoạt”.

Ngay từ khi nhận được thông báo của HTX Triều Khúc, gia đình ông Mạnh đã phải sử dụng nước tiết kiệm hơn. “Nước rửa rau phải giữ lại để dùng làm nước rửa bát, rửa chân tay. Bình thường, trong gia đình các thành viên ngày nào cũng tắm, nhưng bây giờ người lớn 2-3 ngày mới tắm một lần, nhường nước tắm cho trẻ con. Nếu khó chịu quá thì đến nhà người thân ở nơi khác tắm nhờ…”- ông Mạnh chia sẻ.

Tiết kiệm nước thôi vẫn chưa đủ, gia đình ông Mạnh còn phải cắt cử người chờ bơm nước sạch về nhà. Bởi, ban ngày nhu cầu sử dụng nước trong thôn nhiều nên đơn vị cung ứng thường không bơm nước. Đến tối muộn hoặc đêm khuya, họ mới cấp nước đến các hộ dân trong thôn. Ông Mạnh cho biết: “Những ngày qua, nhà nào ở thôn này cũng phải thức đến 2-3 giờ sáng để canh nước”. 

Gia đình anh Nguyễn Văn Hậu (42 tuổi, ngõ 98 Triều Khúc) may mắn hơn nhiều gia đình khác trong thôn vì khi xây nhà có đặt bể chứa nước. Tuy nhiên, bể chứa của gia đình anh Hậu đủ cho gia đình sinh hoạt trong 5 ngày. Nếu mất nước đến ngày thứ 6, gia đình anh cũng phải chung cảnh tắm nhờ, không dám giặt quần áo như bao gia đình khác. Để tăng cường lượng nước, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, anh Hậu phải chi thêm nhiều tiền để mua nước đóng bình, mua thêm nước sạch vào bể ngầm, tốn thêm nhiều tiền điện để phục vụ máy bơm nước. Việc mua nước bình mất khoảng 60.000 đồng/ngày, quần áo đi giặt ở ngoài tiệm, tiêu tốn hơn 100.000 đồng/lần.

Gia đình chị Nhật Hà (cùng phố Triều Khúc) cả gần 1 tuần không dám tắm rửa vì sợ không đủ nước cho việc nấu nướng hay vệ sinh cá nhân khác. “Không được tắm rửa, người vô cùng khó chịu, vài ngày, tôi đưa 2 con sang nhà em trai ở khu khác tắm giặt nhờ. 2 tuần một lần, tôi gom quần áo mang về quê cách 50km để tắm vì nước sạch không đủ sinh hoạt. Mua nước bình cũng phải dùng hạn chế vì các hộ dân quanh đây cũng chung tình trạng tương tự” - chị Hà chia sẻ. 

Nhiều cửa hàng kinh doanh trong khu vực thôn Triều Khúc những ngày này bị ảnh hưởng nặng nề vì thiếu nước sạch. Theo chia sẻ của nhân viên quán cà phê ở Triều Khúc, những ngày qua, dù khách đến ngồi tại chỗ hay mang đi, quán phải dùng cốc nhựa (loại dùng một lần) để đựng đồ uống. Nhiều khách cũng không thích khi ngồi tại chỗ mà phải dùng cốc nhựa, nên lượng khách hàng giảm đáng kể.  

Trách nhiệm thuộc về ai?
Lý giải về việc thiếu nước sạch cung ứng cho người dân thôn Triều Khúc, ông Triệu Đình Lương - Giám đốc HTX Triều Khúc cho biết, việc thiếu nước sạch trên diện rộng là do tình trạng nước sông Đà không đủ cung cấp. “Tình trạng thiếu nước sạch đã diễn ra trong nhiều ngày. Chúng tôi đang cố gắng hết sức để điều tiết nước về cho các hộ dân sử dụng”- ông Lương cho hay.

Trong khi đó, ông Cao Hải Tháp - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Viwaco cho hay, đơn vị đang cấp nước cho HTX Triều Khúc với lưu lượng là 6.000-6.700m3/ngày. Hiện nay, thực trạng công suất nước yếu diễn ra ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố, các đơn vị phân phối phải có trách nhiệm luân chuyển nước làm sao đảm bảo cho cư dân có nước sạch sinh hoạt. 

Được biết, nguồn nước cung ứng cho người dân thôn Triều Khúc được dẫn về từ đường ống của Công ty Cổ phần Viwaco. Đơn vị này cam kết cung ứng từ 8.000-8.300m3/ngày cho người dân trong thôn nhưng hiện tại chỉ cung cấp khoảng 6.000m3/ngày, thậm chí có thời điểm chỉ được khoảng 5.000m3/ngày. HTX Triều Khúc phải dùng 2 máy bơm công suất lớn mới hút được nước tăng cường cho người dân. Theo ông Lương, trước đây, nước sinh hoạt được cung cấp 24/24h. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, HTX Dịch vụ sản xuất nông nghiệp chỉ mở nước theo khung giờ cố định cho người dân.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.
Bao giờ mới được “tháo gông” dự án treo?

Bao giờ mới được “tháo gông” dự án treo?

(PNTĐ) - 16 năm nay, hàng nghìn hộ dân ở xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất vẫn phải chịu đựng nhiều nỗi khổ, mắc kẹt trong chính mảnh đất ở, thửa ruộng của mình vì nằm trong quy hoạch Dự án Khu đô thị Tiến Xuân do Công ty TNHH MTV Sudico làm chủ đầu tư...