Nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng sử dụng sai mục đích

Bài và ảnh CÔNG NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) -Thời gian qua, nhiều nhà chờ xe buýt ở Hà Nội đang rơi vào tình cảnh bị chiếm dụng để làm nơi kinh doanh, buôn bán hay tập kết rác thải khiến cho mỹ quan đô thị tại những nơi này ngày một đi xuống.

Nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng sử dụng sai mục đích - ảnh 1
Điểm chờ xe buýt trước số nhà 221 Khâm Thiên hiện đang là nơi tập kết xe gom rác gây mất vệ sinh môi trường

Nhà chờ xe buýt bị mất công năng sử dụng?
Theo khảo sát của phóng viên báo Phụ nữ Thủ đô, nhiều điểm chờ xe buýt trên địa bàn Thành phố đang bị các tiểu thương xung quanh biến thành nơi bán hàng, làm mất đi công năng vốn có khiến nhiều hành khách dần trở nên e ngại mỗi khi sử dụng xe buýt làm phương tiện di chuyển.

Tại khu vực gần trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (đường Cầu Diễn, quận Bắc Từ Liêm), nhà chờ xe buýt nơi đây đã trở thành điểm bán nước làm mất mỹ quan đô thị, gây nguy hiểm cho người dân mỗi khi tới đây đứng chờ xe. Toàn bộ khu vực xung quanh nhà chờ xe buýt hiện đang được “mượn” để làm nơi kê bàn ghế bán hàng, thậm chí ghế ngồi bên trong đôi khi còn được dùng để phục vụ lợi ích kinh doanh cho tiểu thương. 

Bạn Đặng Hoài Nam, sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội chia sẻ, nhiều hôm tới đây để bắt xe buýt về phòng trọ, mình đều chứng kiến cảnh hàng quán bày bàn ghế bừa bãi khiến mọi người không có chỗ đứng để chờ xe, phải đứng sát lòng đường thật sự rất nguy hiểm. 

“Lẽ ra những nhà chờ xe buýt cần phải trang bị bảng điện tử để thông báo cho khách xe nào sắp tới, và biển nghiêm cấm bán hàng tại đây để đảm bảo cho hành khách lên xuống xe an toàn. Tuy nhiên, hiện tại bảng điện tử bị tháo hết, ghế ngồi nhiều khi cũng bị lung lay, người ngồi rất dễ bị ngã, hàng quán buôn bán xung quanh khiến nhà chờ trở nên lộn xộn, nhếch nhác” - bạn Đặng Hoài Nam cho biết thêm. 

Không chỉ bị chiếm dụng làm nơi buôn bán mà nhiều khu vực điểm chờ buýt còn được sử dụng làm nơi để vật liệu xây dựng, gạch đá lát vỉa hè hay tập kết rác thải sinh hoạt. Tại điểm chờ xe buýt trước số nhà 221 Khâm Thiên, phường Thổ Quan, quận Đống Đa hiện đang là nơi tập kết xe gom rác gây mất vệ sinh môi trường với hành khách xe buýt mỗi khi qua đây. 

Anh Lê Văn Quynh, lái xe buýt số 6C tuyến Bến xe Giáp Bát - Phú Minh (Phú Xuyên, Hà Nội) cho biết, việc một số người sử dụng nhà chờ xe buýt để làm nơi kinh doanh buôn bán kiếm thêm thu nhập đang gây ảnh hưởng rất lớn đến việc các tài xế lái xe đưa đón, trả khách mỗi khi vào bến. 

Đại diện của Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng TP Hà Nội cho biết, ban đầu khi xây dựng nhà chờ xe buýt, các nhà đầu tư thường trang bị rất nhiều thiết bị, máy móc, đảm bảo vệ sinh xung quanh để thu hút hành khách sử dụng xe buýt làm phương tiện chính. Tuy nhiên, sau này khi đã thu hồi được vốn, nhà đầu tư dần buông lỏng quản lí, không nâng cấp cơ sở nên đã dẫn đến tình trạng này. 

Quyết liệt xử lý vi phạm 
Trước tình trạng nhà chờ xe buýt bị lấn chiếm tại nhiều khu vực trên địa bàn TP Hà Nội, vừa qua Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã có văn bản số 2919/TTS-TMTH gửi Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thông báo về kết quả kiểm tra, xử lý và giải tỏa các vi phạm lấn chiếm hạ tầng xe buýt tại điểm trung chuyển xe buýt Cầu Giấy. 

Theo đó, Thanh tra Sở đã bố trí lực lượng phối hợp với Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP Hà Nội, lực lượng công an phường Ngọc Khánh và các đơn vị chức năng tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm tại khu vực điểm trung chuyển xe buýt Cầu Giấy. 

Qua quá trình kiểm tra, lực lượng Thanh tra GTVT đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 3 trường hợp với số tiền 15,5 triệu đồng. Đồng thời giải tỏa toàn bộ các trường hợp chiếm dụng nhà chờ, điểm trung chuyển xe buýt Cầu Giấy để kinh doanh, bán hàng gây mất trật tự an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. 

Trong thời gian tới, Thanh tra Sở tiếp tục chỉ đạo Đội Thanh tra GTVT trực thuộc phối hợp chặt chẽ với lực lượng CSGT, CSTT, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP Hà Nội tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm tại vị trí hạ tầng xe buýt như điểm dừng, nhà chờ, điểm trung chuyển xe buýt trên địa bàn nội thành. 

Ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP Hà Nội chia sẻ, nếu các đơn vị lực lượng chức năng cùng chung tay phối hợp kiểm tra, xử lý các vi phạm một cách thường xuyên và cương quyết chắc chắn sẽ giảm thiểu tối đa tình trạng chiếm dụng nhà chờ xe buýt làm nơi buôn bán. 

Được biết, trên địa bàn Hà Nội hiện đang có khoảng gần 4.000 điểm dừng xe buýt, trong đó có 361 nhà chờ. Khu vực nhà chờ xe buýt hiện đang thuộc nhiều đơn vị quản lý. Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra tại các nhà chờ cho thấy việc kiểm tra xử lý vi phạm vẫn còn bị buông lỏng và nhiều thiếu sót.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Người dân kêu cứu!

Người dân kêu cứu!

(PNTĐ) - Báo Phụ nữ Thủ đô nhận được đơn của vợ chồng bà Lê Thị Mỹ (72 tuổi) và ông Nguyễn Đức Tứ (80 tuổi) ở khu 6, thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức phản ánh về việc chính quyền thực hiện thu hồi đất của gia đình ông bà đang sinh sống 31 năm, lại còn phạt gần 1 tỷ đồng, gia đình có nguy cơ không còn nơi ở.
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Nhiều hệ lụy khi dự án chậm triển khaI

Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Nhiều hệ lụy khi dự án chậm triển khaI

(PNTĐ) - Dự án Đường giao thông liên xã từ La Phù đến Đông La, huyện Hoài Đức đã được HĐND huyện phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 26/NQ- HĐND ngày 15/2/2022. Tuy nhiên đến nay, đã qua hơn 2 năm trôi qua, dự án vẫn nằm trên giấy, khiến những công trình liên quan bị dở dang, việc thực hiện quy hoạch trên địa bàn xã La Phù bị chậm tiến độ, giao thương luôn trong tình trạng ùn tắc…
Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các dự án dân sinh

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các dự án dân sinh

(PNTĐ) - Liên tiếp trên Báo Phụ nữ Thủ đô số 52 ra ngày 27/12/2023 và số 22 ra ngày 29/5/2024 đăng các bài viết: “Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) bán đất trái thẩm quyền: Chính quyền làm sai, dân chịu thiệt?” và “Xã An Phú (huyện Mỹ Đức, Hà Nội): Công trình cầu, đường dở dang ảnh hưởng đến đời sống người dân” ghi nhận phản ánh của phóng viên Báo Phụ nữ Thủ đô về việc nhiều công trình đường, cầu và nhà văn hoá chậm tiến độ đưa vào sử dụng, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân.
Khách hàng bức xúc vì mua “Nhà phố Thương mại” bỗng​ biến thành “ki-ốt”!?

Khách hàng bức xúc vì mua “Nhà phố Thương mại” bỗng​ biến thành “ki-ốt”!?

(PNTĐ) - Mạnh tay chi hàng chục tỷ đồng mua “Nhà phố Thương mại” tại Dự án VegaCity Nha Trang với mong muốn tạo lập một căn nhà ven biển vừa để ở, vừa có thể kết hợp kinh doanh. Vậy nhưng, giờ đây chị Trần Thị Nga (Hà Nội) lại ngỡ ngàng và bức xúc khi Chủ đầu tư “trưng ra” Giấy CNQSD đất ghi chú: “Công trình Dịch vụ thương mại không có chức năng khách sạn, căn hộ lưu trú, căn hộ ở”. Với ghi chú này, “nhà phố” bỗng dưng được biến hóa thành một dạng “ki-ốt” kinh doanh?
Gần 100 hộ dân 18 năm mỏi mòn chờ giao đất dịch vụ

Gần 100 hộ dân 18 năm mỏi mòn chờ giao đất dịch vụ

(PNTĐ) - Hơn 18 năm nay, 97 hộ dân ở phường Phú Thịnh bị thu hồi đất nông nghiệp trên 30%, trong đó có 14 hộ bị thu hồi 100% đất nông nghiệp để thực hiện dự án Khu nhà ở Phú Thịnh vẫn chưa được giao đất dịch vụ do bị “mắc kẹt” giữa các văn bản của tỉnh Hà Tây so với Nghị định của Chính phủ.